Cảm nhận đoạn 1,2 Bình Ngô Đại Cáo | Myphamthucuc.vn

        Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lập ra triều đình Hậu Lê năm 1428 sau khi đánh ta quân Minh, giành lại độc lập dân tộc. Theo lệnh của nhà vua, Nguyễn Trãi viết Đại Cáo Bình Ngô để bố cáo cho toàn dân cùng hào hùng, hãnh diện về thắng lợi mà chúng ta giành được từ gian khổ chiến đấu. Trong bài viết này là cảm nhận đoạn một và hai của Bình Ngô Đại Cáo để nhận thức được vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn”.

Mở bài Cảm nhận đoạn 1,2 Bình Ngô Đại Cáo

            Nguyễn Trãi luôn đề cao nguyên lý chính nghĩa của dân tộc Đại Việt. Tác giả đề cao chính nghĩa thông qua các luận điểm cụ thể và tố cáo tội ác của giặc bằng bảng cáo trạng hùng hồn, đẫm máu và nước mắt.

Thân bài Cảm nhận đoạn 1,2 Bình Ngô Đại Cáo

            Từ bao đời này, không kể nho đạo, hay đất nước, quốc gia nào, vấn đề chính nghĩa luôn được xác định là tình cảm, sợi dây gắn bó tình cảm giữa người với người nó đã trở thành đạo lý bất biến trải dài từ khi con người được sinh ra. Từ nên tảng các tư tưởng nhân nghĩa vốn có, tác giả mở rộng và phát triển tạo lý luận chặt chẽ. Từ đó, làm đòn bẩy nêu để những tiền đề, những căn cứ vạch trần tội các của giặc Minh. Chúng ta chiến đấu chống quân xâm lược là đúng đắn, là đang thể hiện tư tưởng nhân đạo mà dân tộc nào cũng theo đuổi, chúng ta có nền độc lập tự do là điều đúng đắn, là hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ chúng ta có cương vực lãnh thổ, mang nền văn hiến lâu đời, có lịch sử, chế độ riêng, hào kiệt đời nào cũng có. Khẳng định nét trang nghiêm, hào hùng thể hiện sắc thái đanh thép của một bản tuyên ngôn. Nếu như Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt chỉ xác định độc lập dân tộc của chúng ta ở hai khía cạnh là lãnh thổ và chủ quyền dân tộc, thì Nguyễn Trãi đã mở rộng xác định ở nhiều phương diện hơn. Mang sự sâu sắc hơn vì Lý Thường Kiệt căn cứ vào thiên thư, yếu tố thần linh chứ không phảo thực tiễn lịch sử. Nguyến Trai đã ý thức rõ về nền văn hiến, truyền thống lịch sử chính là những con người của dân tộc ta, sẵn sàng hi sinh thân mình vì nước vì dân, vì thế hệ mai sau Cơ sở từ đoạn một đóng vai trò quan trọng, là điểm mấu chốt của toàn bài để triển khai các vấn đề khác bởi nó nêu cao luận đề chính nghĩa làm nên các tư tưởng cốt lõi, chỗ dựa và tinh thần cho chiến thắng của cuộc khởi Lam Sơn mười năm gian khổ, gian lao, thắng lợi. Nguyễn Trãi luôn đề cao tính nhân dân, tính dân tộc

Xem thêm:  Criolit có công thức hóa học là gì? Ứng dụng của nó

            Tác giả vạch trần những âm mưu, tội ác của kẻ thù, vạch rõ luận điệu giả nhân, giả nghĩa của chúng. Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc, lập trường của nhân dân, vạch trần mọi tội ác, sự trắng trợn, man rợn trong các chính sách cai trị của chúng. Chúng tàn sát nhân dân, bóc lột kiệt quệ, hủy hoại cả môi trường sống. Nhân dân của chúng ta thì cùng cực, lầ than, đói nghèo bủa vây, cuộc sống không một lối thoát. Cái chết đợi họ trên rừng, dưới biển, …Còn kẻ thù thì chúng ngày càng tàn bạo, vô nhân tính như những con ác quỷ. Tác giả vạch trần luận điệu bịp bợm của giặc và chỉ rõ âm mưu cướp nước ta của chúng. Tội ác mà chúng gây ra đối với nhân dân ta là vô cùng độc ác dã man. Đoạn văn thể hiện nỗi lòng của tác giả trước sự đau khổ của nhân dân, giọng văn lúc căm lúc giận, lúc đau xót lúc đậm chất trữ tình đậm chất chính luận. Dựa vào quyền sống của người vô tội để lên án tội ác của giặc, Đại Cáo Bình Ngô đã có yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền. Đây là bài học lịch sử, là sự thay đổi những thực chất là sự phục hung là nguyên nhân điều kiện để thiết lập sự vững bền, mở ra viễn cảnh của một đất nước tươi sáng.

Xem thêm:  Nghị luận về đức hi sinh trong cuộc sống | Giáo dục trung học Đồng Nai

Kết bài Cảm nhận đoạn 1,2 Bình Ngô Đại Cáo

            Đây là bản anh hùng ca đậm tổng lết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng mà kiên cường của quân và dân nước Đại Việt. Là bản tuyên ngôn độc lập mang giá trị lớn về tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình của dân tộc.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập