/tmp/coige.jpg
Tuyển tập Bộ đề Xin đổi kiếp này Đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Xin đổi kiếp này Đọc hiểu đầy đủ nhất.
Nội dung bài viết
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
XIN ĐỔI KIẾP NÀY
Nếu được đổi kiếp này tôi xin hóa thành cây
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt
Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét,
Thử chịu thói độc tàn, thử sống kiên trung.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng,
Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất,
Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát,
Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,
Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,
Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ,
Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề.
Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người!
Tôi nhận về bao nhiêu?
Tôi lấy gì trả lại?
Tôi phá hoại những gì?
Tôi đã từng hối cải?
Xin đổi được kiếp này…!
Trời đất có cho tôi ???
(18/5/2016 – Nguyễn Bích Ngân – Lớp 8A1 – THCS Nguyễn Đình Chiểu- Hà Nội)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Nội dung văn bản gợi cho anh/chị nhớ đến những thảm họa môi trường nào xảy ra trong thời gian gần đây.
Câu 3: Nêu tác dụng của việc lặp cấu trúc “Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa…” ở đầu khổ thơ
Câu 4: Thông điệp mà anh/chị rút ra qua văn bản trên là gì?
Câu 1 (0,5 điểm):
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm/ phương thức biểu cảm.
Câu 2 (1,0 điểm):
Ở câu 2, phần đọc hiểu, các em cần vận dụng kiến thức ngoài thực tế đời sống: thông tin về các vụ gây ô nhiễm môi trường được báo chí phản ánh trong thời gian gần đây để làm.
Những thảm họa môi trường được gợi ra từ văn bản:
– Các vụ chặt phá rừng ở Đắc Lắc, Điện Biên, Nghệ An, … năm 2017.
– Tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn ở Nam Bộ.
– Vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung do hoa chất từ nhà máy Formosa – Hà Tĩnh.
– Vụ việc chặt nhiều cây xanh ở Hà Nội.
Cho điểm:
+ Nếu thí sinh kể được 1 sự kiện thì cho 0,25 điểm.
+ Kể được 2 sự kiện thì cho 0,5 điểm.
+ Kể được từ 3 sự kiện trở lên cho tối đa 1,0 điểm.
Câu 3 (0,5 điểm):
Tác dụng của phép lặp cấu trúc “Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa…”
– Tạo nên nhịp điệu dồn dập, da diết, khắc khoải như những lời tự vấn lương tâm.
– Cho thấy những tác hại ghê gớm đối với môi trường sinh thái do những tham vọng, sự vô trách nhiệm của con người.
Câu 4 (0,5 điểm): Thí sinh có thể rút ra nhiều thông điệp khác nhau nhưng cần bám sát vào nội dung của văn bản. Có thể tham khảo một trong các gợi ý sau:
– Thiên nhiên chính là môi trường sống của con người nhưng con người lại đang tàn phá, hủy diệt nó.
– Con người cần phải có hành động thiết thực để cải tạo môi trường sống.
Phần 1: Đọc hiểu. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
XIN ĐỔI KIẾP NÀY
Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây,
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.
Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét,
Thử chịu thói độc tàn, thử sống kiên trung.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng,
Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất,
Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát,
Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương,
Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối,
Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói,
Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,
Thử khỏi bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,
Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ,
Thử tiếng Ồn đinh tai, thử cái chết cận kề.
Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người !
Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?
Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải?
Xin đối được kiếp này…!
Trời đất có cho tôi ???
(18/5/2016 – Nguyễn Bích Ngân – Lớp 8A1– THCS Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Câu 2. Tác giả thể hiện thái độ gì đối với các vấn đề còn tồn tại của xã hội? Thái độ đó được bộc lộ qua những yếu tố ngôn ngữ nào?
Câu 3. Xác định 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của chúng?
Câu 1 :
Phong cách ngôn ngữ : nghệ thuật
Câu 2 :
Những vấn đề còn tồn tại trong xã hội : cháy rừng, đốt phá rừng trái phép; nạn sử dụng thuốc sâu bừa bãi; thiên tai bão lũ; xả dầu ra biển của các nhà máy; ô nhiễm môi trường;….
=> Qua đó tác giả thể hiện thái độ tức giận, phê phán những hành vi mà con người gây ra cho thiên nhiên, khiến cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Đồng thời cũng bày tỏ sự thương xót, đồng cảm với thiên nhiên, tác giả yêu thiên nhiên, hiểu được cả tâm tư tâm tình của thiên nhiên. Vì vậy, tác giả cũng khao khát, cũng ước mong cứu rỗi thực trạng tồi tệ này.
– Những yếu tố ngôn ngữ : động từ mạnh ( sâu, bập bùng, sặc, gồng, quằn quại,…); ngôn từ gợi hình gợi cảm; kết hợp với các biện pháp, câu hỏi tu từ ( liệt kê, điệp cấu trúc,…), đã thể hiện thái độ tác giả một cách rõ nét nhất
Câu 3 :
– Điệp cấu trúc : Nếu đổi được kiếp này….
Thử….
– Liệt kê :nhát rìu rạch, biển lửa, ruộng đồng, vị thuốc sâu, mùi hóa chất, triều cường, núi lửa, sóng thần dầu loang khói bụi ngột ngạt,….
=> Tác dụng :
– Tạo nhịp điệu cho câu văn
– Nhấn mạnh những hành vi, tác hại mà con người gây ra cho thiên nhiên
– Thể hiện niềm đồng cảm với thiên nhiên, đồng thời cũng phê phán lối sống ích kỉ của con người
– Nói lên khát khao cháy bỏng vực lại sự sống cho thiên nhiên của tác giả
– Làm cho lời kêu gọi thêm phần thuyết phục