/tmp/sbwcr.jpg
Tuyển tập Bộ đề Em trở về đúng nghĩa trái tim em Đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Em trở về đúng nghĩa trái tim em Đọc hiểu đầy đủ nhất.
Nội dung bài viết
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
(Trích Tự hát – Xuân Quỳnh)
Câu 1. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Nêu ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước.
Câu 3. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”?
Câu 4. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu.
Câu 1. 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ :
Biện pháp điệp từ “biết” và ẩn dụ “mùa thu này sao bão mưa nhiều”
Câu 2. Ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người mình yêu.
Câu 3. Những từ nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”: khao khát, xúc động, yêu.
Câu 4. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;…
Đọc đoạn thơ sau đây:
Tự hát (Xuân Quỳnh)
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đó
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay.
Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em
Em chở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin
Em chở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết súc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu…
Câu 1. Phát hiện và chữa các lỗi chính tả trong bài.
Câu 2. Những thông tin sau đây đúng hay sai:
– Bài thơ thuộc đề tài tình yêu
– Tác giả là một nhà thơ thời chống Pháp.
– Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú
– Bài thơ viết theo ngôn ngữ tự sự
Câu 3. Tác giả sử dụng phương thức liên kết nào trong ba khổ thơ?
Câu 4. Trong bài thơ, hình ảnh ” trái tim” được dùng với những ý nghĩa gì?
Câu 5. Xác định hình thức ngôn ngữ biểu đạt trong bài thơ? Hình thức ngôn ngữ biểu đạt này được phát huy tác dụng bởi những thủ pháp nghệ thuật nào là chủ yếu?
Câu 6. “Một túp lều tranh hai trái tim vàng” hay “Tấm lòng vàng” là những thành ngữ thường dùng để chỉ điều gì? Từ “vàng” trong câu thơ đầu có cùng ý nghĩa với từ “vàng” trong thành ngữ trên hay không?
Câu 7. Nhận xét về mối quan hệ giữa hai câu thơ: “Biết làm sống những hồng cầu đã chết – Biết lấy lại những gì đã mất”? Từ mối quan hệ đó, em hiểu hãy chỉ ra nội dung chính của khổ thơ?
Câu 8. Ý nghĩa phủ định trong hai khổ đầu cùng với tâm nguyện trong hai khổ sau thể hiện quan niệm của nhà thơ về tình yêu như thế nào?
Câu 9. Ý nghĩa nhan đề Tự hát?
Câu 10. Từ hai câu thơ của Xuân Quỳnh:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước,
hãy viết một bài văn khoảng 200 từ trình bày quan niệm của em về cái tôi của người phụ nữ trong tình yêu.
Câu 1. Lỗi chính tả trong các chữ: “chở”, “súc” ở các câu thơ:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
….
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Câu 2. Đ-S-S-S
Câu 3. Lặp- thế- nối
Câu 4. Ẩn dụ cho tình yêu
Câu 5. Ngôn ngữ biểu cảm- phép điệp khiến sắc thái biểu cảm thêm tha thiết.
Câu 6. Thành ngữ ” tấm lòng vàng” thường dành chỉ những người tốt bụng, luôn biết sẻ chia, giúp đỡ mọi người xung quanh bằng tấm lòng nồng hậu, chân thành.
Thành ngữ ” Một túp lều tranh hai trái tim vàng” là ẩn dụ cho những tình yêu cao quí, thuần khiết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn nghèo khổ.
Từ vàng trong câu thơ XQ có sự luân chuyển tinh tế từ nét nghĩa ẩn dụ trong thành ngữ sang tầng nghĩa thực, từ sự quí giá của tấm lòng, tình cảm sang sự quí giá của bạc vàng, vật chất.
Câu 7. Hai câu thơ: “Biết làm sống những hồng cầu đã chết- Biết lấy lại những gì đã mất” có mối quan hệ tương đồng. Trái tim dẫn truyền máu, duy trì sự sống cho con người giống như tình yêu có thể giúp tìm lại những mất mát, xoa dịu những tổn thương, làm hồi sinh những xúc cảm tưởng đã khô cằn, rút ngắn những khoảng cách trong chính tình yêu…
Câu 8. Ý nghĩa phủ định trong hai khổ đầu và tâm nguyện trong hai khổ sau thể hiện quan niệm đẹp đẽ, cao thượng, vừa truyền thống, vừa hiện đại, mới mẻ của XQ trong tình yêu. Theo XQ, mục đích của tình yêu không phải để hướng tìm sự quí giá của vật chất hay rực rỡ chói lòa của danh vọng; đó đều là những cái ngoại thân để có thể bán đổi, là những cái phù du để tồn tại thoáng chốc…; tình yêu cần hướng tới sự đồng điệu, đồng cảm, sự chia sẻ chân thành, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và tinh tế để cảm nhận…
Câu 9. Nhan đề Tự hát vừa nồng nàn xúc cảm trong việc bộc lộ tình yêu, vừa sâu sắc bởi hành trình tự nhận thức, tự tìm kiếm giá trị đích thực của tình yêu. Nhan đề cho thấy toàn bộ bài thơ là lời bày tỏ tha thiết đắm say những tâm nguyện tình yêu của người phụ nữ hồn hậu chân thành, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, người phụ nữ luôn khao khát được dâng hiến, yêu thương, khao khát bến bờ bình yên, hạnh phúc của tình yêu.
Câu 10. Từ ý thơ của XQ, bài luận về cái tôi của người phụ nữ trong tình yêu có thể hướng tới một số gợi ý sau đây:
– Tình yêu đích thực luôn cần sự đồng cảm, chia sẻ, cảm thông, cần trái tim vị tha, giàu đức hi sinh… để có thể “khao khát điều anh mơ ước”!
– Tuy nhiên, tình yêu không chỉ cần tri ân mà còn cần sự tôn trọng, không thể chỉ là sự hi sinh một phía mà phải có cả sự quan tâm, thấu hiểu từ hai chiều, vì vậy, người phụ nữ không chỉ “khao khát điều anh mơ ước” mà còn cần biết sống với Bản Ngã của chính mình; không chỉ cần một trái tim biết yêu thương mà còn rất cần một trí tuệ thông minh để nhận ra trái tim mình không hi sinh cho một con người vị kỉ.
– Hãy biết hi sinh cho tình yêu cao thượng và đừng đánh mất mình trong tình yêu mù quáng!