Lời giải:
Mùi của 2 bình này khác nhau.
Vì:
+ Bình nước thịt có mùi thối vì xảy ra quá trình lên men thối tạo ra các khí NH3, H2S…
+ Bình nước đường có mùi chua là do diễn ra quá trình lên men rượu tạo khí CO2
+ Sự khác nhau này liên quan đến quá trình tổng hợp phân giải ở vi sinh vật.
Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật để trả lời cho câu hỏi tại sao lại có mùi khác nhau giữa Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày nhé:
– Vi sinh vật có thời gian phân đôi ngắn nên quá trình hấp thu, chuyển hoá, tổng hợp các chất của tế bào diễn ra rất nhanh.
1. Tổng hợp các chất
* Tổng hợp prôtêin
– Các phân tử prôtêin được tạo ra từ sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin :
nAxit amin -> Prôtêin
* Tổng hợp pôlisaccarit
– Các phân tử pôlisaccarit được tạo ra nhờ sự liên kết các phân tử glucôzơ bằng liên kết glicôzit với sự tham gia của chất khởi đầu là ADP – glucôzơ :
(Glucôzơ)n + ADP –> glucôzơ (Glucôzơ)n+1 + ADP
* Tổng hợp lipit
– Tổng hợp lipit thể hiện rõ nét nhất qua sự tổng hợp mỡ – phân tử hữu cơ được tạo ra do sự kết hợp giữa glixêrol và axit béo bằng liên kết este :
Glixêrol + 3 Axit béo -> Mỡ
* Tổng hợp axit nuclêic
– Các phân tử axit nuclêic được tạo ra nhờ sự liên kết của các nuclêôtit, các nuclêôtit lại được tạo ra nhờ sự kết hợp của 3 thành phần : bazơ nitơ, đường 5 cacbon và axit phôtphoric :
Bazơ nitơ + Axit phôtphoric + Đường 5 cacbon ->Nuclêôtit
nNuclêôtit ->Axit nuclêic
2. Ứng dụng tổng hợp các chất ở vi sinh vật
Nhờ vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng tổng hợp sinh khối cao, con người sử dụng vi sinh vật để tạo ra:
– Một sốloại axit amin quý như axit glutamic nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum, lizin nhờ các vi khuẩn Brevibacterium.
– Tạo prôtêin đơn bào nhờ nấm men, sản xuất sinh khối từ vi sinh vật làm thức ăn giàu dinh dưỡng dùng trong chăn nuôi, giảm thải ô nhiễm môi trường…
– Tạo các chất khác nhờ công nghệ di truyền vi sinh vật: như Insulin của người, các enzim amilaza, prôtêaza, lipaza, các chất dự trữ của vi sinh vật như các hạt pôlime nhựa.
Đối với các chất dinh dưỡng có phân tử lớn như axit nuclêic, prôtêin, tinh bột, lipit… không thể vận chuyển qua màng sinh chất, các vi sinh vật phải tiết vào môi trường các enzim thủy phân các cơ chất trên thành các chất đơn giản – phân giải ngoại bào.
1. Phân giải các chất
– Vi sinh vật tiết prôtêaza ra môi trường phân giải prôtêin thành các axit amin rồi hấp thu vào trong tế bào.
– Vi sinh vật phân giải ngoại bào các polisaccarit khác nhau thành các đơn phân, lên men etilic, lên men lactic tạo ra CO và các chất hữu cơ như: etanol, axit lactic…
– Vi sinh vât có khả năng tiết ra hệ enzim phân giải xenlulôzơ để phân giải xác thực vật làm cho đất giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.
-Vi sinh vật tiết ra enzim lipaza ngoại bào phân giải lipit ở môi trường thành axit béo và glixêrol.
2. Ứng dụng phân giải các chất ở vi sinh vật
– Phân giải prôtêin: ứng dụng làm tương, nước mắm…Prôteaza của vi sinh vật sẽ phân giải prôtein của cá, đậu tươngthành axit amin. Dùng nước muối để chiết các axit amin này để tạo ra nước mắm.
– Phân giải pôlisaccarit:
+ Lên men rượu êtilic từ tinh bột (sản xuất bia, rượu): Tinh bột → Glucôzơ → Êtanol + CO
+ Lên men lactic từ đường (làm sữa chua, ủ chua thực phẩm, thức ăn gia súc): Glucôzơ → Axit lactic
+ Phân giải xenlulôzơ nhờ vi sinh vật tiết enzim xenlulaza xử lí rác thực vật, trồng nấm…
– SX thực phẩm cho người và thức ăn gia súc.
– Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
+ Xác động thực vật → vi sinh vật phân giải thành các chất dinh dưỡng → cây hấp thụ
+ Rác thải → vi sinh vật phân giải thành phân bón
– Phân giải các chất độc: Vi khuẩn, nấm phân giải các hoá chất độc (thuốc trừ sâu, diệt cỏ…) tồn đọng trong đất làm giảm mức độ ô nhiễm đất, vi sinh vật tiết ra enzim phân giải dầu để xử lí các vụ tràn dầu trên biển.
– Bột giặt sinh học: là bột giặt được cho thêm vào một số enzim VSV như: amilaza, prôtêaza… để tẩy sạch các vết bẩn.
– Cải thiện công nghiệp thuộc da: dùng enzim prôtêaza và lipaza để tẩy sạch bộ da động vật, không ô nhiễm môi trường, đạt hiệu quả cao hơn
3. Tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật
– Gây hư hỏng thực phẩm: Thực phẩm để lâu dễ bị vi sinh vật phân hủy làm hỏng, thối.
– Làm giảm chất lượng của các loại đồ dùng: đồ gỗ, quần áo, sách vở cũng có thể bị vi sinh vật phá hủy.
– Tổng hợp là quá trình tạo ra phân tử hữu cơ phức tạp từ những chất vô cơ đơn giản, phân giải là quá trình biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành những chất vô cơ đơn giản.
– Dựa vào định nghĩa trên, có thể nhận thấy tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho phân giải và ngược lại. Đây là hai quá trình trái ngược nhau nhưng thống nhất trong hoạt động chung của tế bào.
Nhờ có quá trình tổng hợp và phân giải mà bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi không giống nhau: Bình nước thịt có mùi thối vì xảy ra quá trình lên men thối tạo ra các khí NH3, H2S…, bình nước đường có mùi chua là do diễn ra quá trình lên men rượu tạo khí CO2. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em học tập hiệu quả. Chúc các em học tốt!