/tmp/edlgs.jpg
Nội dung bài viết
Nội dung bài thực hành 5 điều chế – thu khí hiđro và thử tính chất khí của khí hiđro chương 5 hóa học lớp 8. Giúp các bạn nắm vững nguyên tắc điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lý (nhẹ nhất, ít tan trong nước), tính chất hóa học của hidro (tính khử). Rèn luyện kỹ năng lắp rắp dụng cụ thí nghiệm, điều chế và thu khí hidro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, kỹ năng nhận ra khí hidro, biết kiểm tra độ tinh khiết của khí hidro, biết tiến hành thí nghiệm với hidro, khả năng quan xát, nhận xét, viết PTHH.
Cũng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro; Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khi và đẩy nước.
– Phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn của thầy cô giáo.
– Cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định.
– Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.
– Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.
1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí hidro từ axit clohidric HCl, kẽm. Đốt cháy khí hidro trong không khí
a. Dụng cụ, hóa chất:
– Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su, ống dẫn khí, đóm, đèn cồn,…
– Hóa chất: Dung dịch axit clohidric HCl, viên kẽm,…
b. Cách tiến hành
– Lắp dụng cụ như hình 5.4. Cho vào ống nghiệm 3ml dung dịch axit clohidric HCl và 3 – 4 hạt kẽm Zn
– Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua
– Sau khi thử độ tinh khiết, khẳng định dòng khí hidro không có lẫn oxi (hoặc chờ khoảng một phút cho khí hidro đẩy hết không khí ra khỏi ống nghiệm), sau đó đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí
c. Hiện tượng – Giải thích:
– Khi cho dung dịch axit clohidric tác dụng với Zn ta thấy dung dịch sủi bọt khí.
2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
– Khi cho que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí thì que đóm bùng cháy:
2H2O → O2 + 2H2
2. Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí
a. Dụng cụ, hóa chất:
– Dụng cụ: Ống nghiệm, ống dẫn khí, đèn cồn,…
– Hóa chất: Viên kẽm, dung dịch axit clohidri,…
b. Cách tiến hành
– Lắp dụng cụ như hình 5.4. Úp một ống nghiệm lên đầu ống dẫn khí hidro sinh ra.
– Sau một phút, giữ cho ống nghiệm đứng thẳng và miệng ống úp xuống dưới, đưa miệng ống nghiệm vào gần sát ngọn lửa đèn cồn.
c. Hiện tượng – giải thích
– Khi cho kẽm vào dung dịch HCl ta thấy sủi bọt khí.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Sau một phút, giữ cho ống nghiệm đứng thẳng và miệng ống úp xuống dưới, đưa miệng ống nghiệm vào gần sát ngọn lửa đèn cồn. Ta thấy, ngọn lửa cháy có màu xanh và trên thành ống nghiệm có hơi nước đọng lại:
2H2O → O2 + 2H2
3. Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng (II) oxit
a. Dụng cụ, hóa chất:
– Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống gấp khúc chữ V,…
– Hóa chất: Kẽm, dung dịch axit clohidric, CuO,…
b. Cách tiến hành:
– Cho vào ống nghiệm khoảng 10ml dung dịch axit clohidric loãng và 4 – 5 viên kẽm.
– Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thủy tính xuyên qua, ở đầu ống thủy tinh này được uốn gấp khúc chữ V có chứa một ít bột đồng (II) oxit CuO (hình 5.9).
– Sau khi khẳng định dòng khí hidro không có lẫn oxi, dùng đèn cồn hơ nóng mạnh ở chỗ có CuO
c. Hiện tượng – giải thích:
– Dung dịch trong ống nghiệm sủi bọt khí:
2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
– Sau khi đèn cồn hơ nóng mạnh chỗ có CuO một thời gian, ta thấy chỗ đó chất rắn màu đen chuyển thành đỏ, do H2 khử CuO (đen) tạo thành Cu (đỏ)
CuO + H2 → Cu + H2O
Phần I: Phần đánh giá
Nhận xét |
Điểm |
||||
Thao tác TN (3đ) |
Kết quả TN (2đ) |
Nội dung tường trình (3đ) |
Chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh (2đ) |
Tổng số (10 đ) |
|
|
|
|
|
|
Phần II. Phần thực hành
1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí hidro từ axit clohidric HCl, kẽm. Đốt cháy khí hidro trong không khí
Dụng cụ hóa chất: ………………………………………………………………………………
Cách tiến hành : ………………………………………………………………………………..
Hiện tượng :………………………………………………………………………………………
Phương trình hóa học:…………………………………………………………………………
Giải thích : ………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………………………………..
2. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí
Dụng cụ hóa chất: ………………………………………………………………………………
Cách tiến hành : …………………………………………………………………………………
Phương trình hóa học:…………………………………………………………………………
Giải thích : ………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………………………………..
3. Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng (II) oxit
Dụng cụ hóa chất: ………………………………………………………………………………
Cách tiến hành : …………………………………………………………………………………
Phương trình hóa học:………………………………………………………………………….
Giải thích : …………………………………………………………………………………………
…………….
* Tiến Hành Thí Nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí hiđro từ axit clohiđric, kẽm. Đốt cháy khí hiđro trong không khí.
– Nêu nguyên tắc đều chế hiđro trong phòng thí nghiệm.
– Nêu dụng cụ, hóa chất cần dùng cho thí nghiệm đó.
» Tiến hành thí nghiệm:
– Nguyên tác điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm: cho axit (HCl hoặc H2SO4loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm).
– Dụng cụ: 1 ống nghiệm, nút cao su có ống thủy tinh vuốt nhọn đầu.
– Hóa chất: Zn (hạt), dung dịch HCl.
» Thao tác: cho vào ống nghiệm 3ml dung dịch clohiđric và 3-4 hạt kẽm. Đậy bằng nút cao su có ống thủy tinh vuốt nhọn đầu → chờ khoảng 30s cho không khí trong ống bị đẩy hết ra ngoài → đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí.
» Nêu hiện tượng quan sát được:
– Có bọt khí thoát ra trên bề mặt hạt kẽm rồi thoát ra khỏi chất lỏng, miếng kẽm tan dần.
– Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí thấy thoát ra cháy cho ngọn lửa màu xanh nhạt → khí hiđro.
» PTHH xảy ra:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
2H2 + O2 → 2H2O
2. Thí nghiệm 2: Thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí:
– Có mấy cách thu khí?
Trả lời: Có 2 cách thu khí: đẩy không khí và đẩy nước.
– Dụng cụ: 2 ống nghiệm, nút cao su có ống thủy tinh vuốt nhọn đầu, đèn cồn.
– Hóa chất: Zn (hạt), dung dịch HCl.
» Thao tác: Như thí nghiệm 1, úp ống nghiệm thứ hai lên đầu ống dẫn khí hiđro sinh ra để thu khí trong khoảng 1 phút. Sau đó, giữ nguyên tư thế ống nghiệm, đưa miệng ống nghiệm vào gần sát ngọn lửa đèn cồn.
» Nếu hiện tượng quan sát được: có tiếng nổ nhỏ phát ra do hiđro thu được chưa tinh khiết.
» viết PTHH xảy ra:
2H2 + O2 → H2O
3. Thí nghiệm 3: Hiđro khử đồng (II) oxit
– Dụng cụ: 2 ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn.
– Hóa chất: Zn (hạt), dung dịch HCl, CuO (bột)
» Thao tác: như thí nghiệm một (10ml dung dịch HCl và 5 hạt kẽm), dẫn khí hiđro thu được vào ống nghiệm thứ hai đựng CuO (lượng bằng hạt ngô được dàn đều đã được nung nóng) → nung tiếp ống nghiệm thứ 2.
» Nếu hiện tượng quan sát được: (màu chất rắn trong ống nghiệm thứ 2 trước và sau phản ứng, chất xuất hiện trên thành ống nghiệm thứ 2…)
– CuO (bột màu đen) sau phản ứng chuyển sang màu đỏ.
– Có hơi nước xuất hiện trên thành ống nghiệm thứ 2.
PTHH xảy ra: H2 + CuO → Cu + H2O
Tường Trình Bài 35: Bài Thực Hành 5 Điều Chế – Thu Khí Hiđro Và Thử Tính Chất Chất Của Khí Hiđro
STT |
Tên Thí Nghiệm |
Hóa Chất – Dụng Cụ |
Cách tiến hành thí nghiệm |
Hiện tượng, giải thích – Viết PTHH |
1 |
Điều chế Hiđro từ axit clohiđric và Kẽm. Đốt cháy khí hiđro trong không khí. |
– Giá ống nghiệm, ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, đèn cồn, diêm. |
Cho vào ống nghiệm 3-4 viên kẽm, cho tiếp vào ống nghiệm 2ml dd HCl. Đậy ống nghiệm. Sau đó đưa que đóm vào đầu ống dẫn khí. |
– Có bọt khí thoát ra trên bề mặt hạt kẽm rồi thoát ra khỏi chất lỏng, miếng kẽm tan dần. |
2 |
Thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí. |
– Giá ống nghiệm, ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, đèn cồn, diêm. |
Úp một ống nghiệm sạch lên đầu ống dẫn khí hiđro sinh ra. Giữ cho ống nghiệm đứng thẳng, miệng ống úp xuống dưới, đưa miệng ống nghiệm lại gần sát ngọn lửa đèn cồn. |
– Có tiếng nổ nhỏ phát ra do hiđro thu được chưa tinh khiết. |
3 |
Hiđro khử Đồng (II) ôxit. |
– Giỏ ống nghiệm, ống nghiệm, ống dẫn thuỷ tinh chữ Z, giỏ sắt, đốn cồn, diờm |
Lắp vào đầu ống dẫn khí hiđro sinh ra một ống dẫn thuỷ tinh hình chữ Z có chứa một lượng nhỏ CuO, tiếp đó đun nóng ở chỗ có CuO bằng ngọn lửa đèn cồn. |
– CuO (bột màu đen) sau phản ứng chuyển sang màu đỏ. |
Trên là tường trình bài 35 bài thực hành 5 điều chế – thu khí hiđro và thử tính chất của khí hiđro chương 5 hóa học lớp 8. Giúp các bạn biết được mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể.