Câu hỏi: các chất tham gia phản ứng trùng hợp
A. isopropan
B. isopren.
C. ancol isopropylic.
D. toluen.
Lời giải
Đáp án đúng: B. isopren.
Vì isopren trong CTCT chưa nối đôi C=C.
⇒ Isopren có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp
Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về các chất tham gia phản ứng trùng hợp nhé:
Nội dung bài viết
– Định nghĩa: Isopren là hiđrocacbon không no, mạch hở có hai liên kết đôi trong phân tử. Thuộc loại ankađien có hai liên kết đôi cách nhau bởi một liên kết đơn (ankađien liên hợp).
– Công thức phân tử : C5H8.
– Công thức cấu tạo: Isopren C5H8 :
– Isopren là chất lỏng (nhiệt độ sôi = 34oC), không tan trong nước, nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ như: rượu, ete.
– Nhận biết: isopren làm mất màu nước brom.
1. Phản ứng cộng hiđro
2. Phản ứng cộng halogen và hiđro halogenua
3. Phản ứng trùng hợp
– Khi có mặt chất xúc tác, ở nhiệt độ và áp suất thích hợp isopren tham gia phản ứng trùng hợp chủ yếu theo kiểu cộng 1,4 tạo thành các polime mà mỗi mắt xích có chứa 1 liên kết đôi ở giữa:
– Poliisopren đều có tính đàn hồi cao nên được dùng để điều chế cao su tổng hợp. Loại cao su này có tính chất gần giống với cao su thiên nhiên.
4. Phản ứng đốt cháy
C5H8 + 7O2 → 5CO2 + 4H2O
– Hiện nay trong công nghiệp isopren được điều chế bằng cách tách hiđro từ ankan tương ứng:
– Isopren là những monome rất quan trọng. Khi trùng hợp hoặc đồng trùng hợp chúng với các monome thích hợp khác sẽ thu được những monome có tính đàn hồi cao như cao su thiên nhiên, lại có thể có tính bền nhiệt, hoặc chịu dầu mỡ nên đáp ứng được nhu cầu đa dạng của kĩ thuật.
Có công thức là:
-(-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n–
Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su , cao su thiên nhiên là polime của isopren. Cao su tổng hợp là cao su isopren. Cao su tổng hợp là vật liệu tương tự cao su thiên nhiên.
Ta nói “Cao su thiên nhiên là cao su isopren” là đúng. Nhưng nói “cao su isopren là cao su thiên nhiên” là sai, vì đây là cao su tổng hợp.
Cao su nói chung và cao su isopren nói riêng là vật liệu quan trọng trong đời sống, Trên toàn thế giới đều phải sử dụng các sản phẩm được gia công bằng cao su. Cao su được sử dụng để chế tạo từ những sản phẩm thường đến những sản phẩm cao cấp.
Tùy theo tính chất của sản phẩm người ta sử dụng loại cao su thích hợp. Không th ể có được sản phẩm tốt nếu sử dụng cao su không đạt chất lượng. Ngược lại không nên sử dụng cao su tốt cho các sản phẩm không đòi hỏi tính năng cao.
Ngành công nghiệp chế biến cao su ở Việt Nam ra đời từ những năm 1950. Nhưng đến nay vẫn chưa phát triển tương xứng với vị trí một nước có nguồn nguyên liệu cao su dồi dào. 90% sản lượng cao su hiện nay được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. Chỉ có 10% được sử dụng cho công nghiệp chế biến ở trong nước.