/tmp/bwtvj.jpg
I. Sơ lược về sự phát triển của động cơ đốt trong
* 1860: Năm đầu tiên động cơ đốt trong (ĐCĐT) ra đời trên thế giới
– Do kỹ sư người Pháp gốc Bỉ (Giăng Êchiên Lôna) chế tạo
– Động cơ 2 kì
– Công suất 2 mã lực
– Nhiên liệu sử dụng là khí thiên nhiên
* 1877: ĐCĐT 4 kì đầu tiên được ra đời
– Do kỹ sư người Đức (Nicôla Aogut ôttô) và kỹ sư người Pháp ( Lăng Ghen) chế tạo
– Động cơ 4 kì
– Nhiên liệu sử dụng là khí than
* 1885: Động cơ xăng 4 kì đầu tiên được ra đời
– Do kỹ sư người Đức (Gôlip Đemlơ) chế tạo
– Động cơ 4 kì
– Công suất 8 mã lực, tốc độ quay 800 (vòng/phút)
– Nhiên liệu sử dụng là xăng
* 1897: Động cơ Điêzen 4 kì đầu tiên được ra đời
– Do kỹ sư người Đức (RuđônphơSaclơ Sređiêng Điezen) chế tạo
– Động cơ 4 kì
– Công suất 20 mã lực
– Nhiên liệu sử dụng là dầu Điezen
→ Ngày nay, động cơ đốt trong có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực và đời sống: Tổng năng lượng tạo ra từ ĐCĐT chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng năng lượng được tao ra trên thế giới.
II. Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong
1, Khái niêm động cơ đốt trong
– Động cơ đốt trong là một động cơ nhiệt. Biến nhiệt năng thành cơ năng.
– Quá trình đốt cháy nhiên liệu biến nhiêt năng thành cơ năng diễn ra ngay trong buồng công tác (xilanh) của động cơ.
2, Phân loại động cơ đốt trong
– Động cơ đốt trong có nhiều loại, để phân loại ĐCĐT người ta dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của động cơ đốt trong.
– Theo nhiên liệu: động cơ xăng, động cơ Điêzen, động cơ ga,. Trong đó động cơ Điêzen là phổ biến nhất.
– Theo hành trình của pittông trong một chu trình làm việc: động cơ 2 kì, động cơ 4 kì.
– Lưu ý:
+ Động cơ hơi nước không phải là động cơ đốt trong . Vì động cơ này dùng nhiệt đun sôi nước trong nồi hơi để ra hơi nước có áp xuất cao . Còn việc biến hơi nước có áp xuất cao thành cơ năng xảy ra trong xi lanh động cơ
3, Cấu tạo động cơ đốt trong
– Cấu tạo của động cơ đốt trong gồm có 2 cơ cấu và 4 hệ thống sau:
+ Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
+ Cơ cấu phân phối khí.
+ Hệ thống bôi trơn.
+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.
+ Hệ thống làm mát.
+ Hệ thống khởi động
– Riêng động cơ xăng còn có hệ thống đánh lửa.
Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
Hiểu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong.
Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.