/tmp/feise.jpg
Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Tóm tắt các nhân vật trong tam quốc diễn nghĩa. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Nội dung bài viết
Tào Tháo, tự Mạnh Đức, có biệt danh là Tào A Man, sinh ra trong một gia đình bình thường, từng làm quan nhỏ trong triều đình nhà Hán. Vào lúc đó có giặc Đổng Trác hoành hành tác quái, chính Tào Tháo đã tự nguyện đi ám sát Đổng Trác nhưng không thành nên mới phải trốn chạy, về sau tập hợp được binh mã, cùng các chư hầu do Viên Thiệu triệu tập, khởi binh đánh Đổng Trác. Sự nghiệp của Tào Tháo đầy gian truân cho tới khi cứu được vua Hiến Đế, sử dụng Hiến Đế để ra lệnh chư hầu và xây dựng nước Ngụy. Sau chiến thắng Lã Bố rồi Viên Thiệu, Tào Tháo đã thu phục được cả vùng đất trung nguyên về với mình, trở thành thế lực hùng mạnh nhất trong tam quốc.
Vào thời đại trước, Tào Tháo thường bị người đời nhận định sai lầm và căm ghét. Tuy nhiên từ thế kỷ 20 trở lại đây, đã có nhiều đánh giá khác khách quan hơn về Tào Tháo. Tào Tháo được xem như là một kẻ gian hùng tài giỏi, xảo quyệt đầy cá tính và chiến lược. Một tay thu phục cả trung nguyên, gây dựng nên nước Ngụy thịnh trị từ một nước Hán đổ nát, chia cắt, rõ ràng Tào Tháo có công rất lớn trong việc nhất thống Trung Nguyên. Nhắc đến Tào Tháo, ta không thể không nhắc đến những điển tích về sự gian hùng, ví dụ như Tào Tháo từng giết hết người nhà của bạn của cha vì họ nói với nhau đi mổ lợn thì Tào Tháo lại tưởng họ chuẩn bị bắt và giết mình. Tào Tháo có một câu nói nổi tiếng để đời, đó là “thà ta phụ cả thiên hạ, chứ không để thiên hạ phụ ta”. Nhìn chung Tào Tháo là một nhân vật gây tranh cãi, nhưng cũng là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Đối lập với Tào Tháo, đó là Lưu Bị. Lưu Bị, tự Huyền Đức, là vua nước Thục, chủ tướng của các anh tài Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long… Lưu Bị xuất thân là hoàng thân quốc thích, nhưng vì ở chi thứ quá xa nên hưởng ít lộc triều đình, đến đời của Lưu Bị thì gia đình ông chỉ là nông dân, hoàng thất chỉ còn là danh nghĩa. Ban đầu Lưu Bị làm nghề dệt chiếu kiếm sống. Lúc bấy giờ nổi lên loạn giặc khăn vàng, Lưu Bị quyết định đứng lên diệt giặc giúp nhà Hán, lại gặp Quan Vũ và Trương Phi, ba huynh đệ đã góp công lớn trong việc chiến thắng giặc khăn vàng.
Thời gian sau đó, Lưu Bị phò tá Công Tôn Toản, rồi lại tách riêng ra nhưng lại bị Lã Bố, Tào Tháo đánh đuổi, phải chạy xuống phía Đông mà nương nhờ Đông Ngô. Phải cho tới khi Lưu Bị gặp Gia Cát Lượng thì công danh sự nghiệp mới phất lên, dần dần có đất Kinh Châu rồi lại Xuyên Thục mà dựng xây nước Thục.
Lưu Bị được người đời kính nể bởi tính cao thượng, trung quân ái quốc của mình. Lưu Bị luôn hết lòng vì nhà Hán, vì vua Hiến Đế mà chưa từng có lòng thoán nghịch. Lưu Bị luôn đối xử tốt với quần thần, dân chúng, là một vị vua anh minh, không vì lợi lộc bản thân mà làm hại người khác. Đó cũng là lý do Lưu Bị được nhiều anh tài theo hầu, đặc biệt là Gia Cát Lượng, cũng như Lưu Bị được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Lưu Bị có phần nhân nghĩa quá mức, hoặc đạo đức giả, cũng như có phần nhu nhược, lúc cuối đời lại thiếu anh minh mà không nghe lời Gia Cát Lượng, dẫn đến đại bại ở Đông Ngô, chết ở thành Bạch Đế, kéo nước Thục đi xuống hẳn. Ngược lại với người đời trước, người đời sau thường có xu hướng yêu thích Tào Tháo hơn Lưu Bị.
Quan Vũ, hay còn gọi là Quan Công, có tên tự là Vân Trường, là một trong ba huynh đệ kết nghĩa vườn đào, cùng với Lưu Bị và Trương Phi. Cũng như Trương Phi, Quan Vũ đi theo phò tá huynh trưởng Lưu Bị, là cánh tay đắc lực của Lưu Bị và là người đứng đầu “Ngũ hổ tướng” nước Thục.
Quan Vũ được mọi người yêu thích bởi tính cách trung nghĩa, hào kiệt, cũng như tài năng chiến trận của mình. Là người đứng đầu “Ngũ hổ tướng”, Quan Vũ có võ công phi thường, một mình địch trăm người, lập nên nhiều chiến tích oanh liệt. Có thể kể đến đó là trảm Nhan Lương, chém Văn Xú; một mình qua ải chém sáu tướng; góp công giúp Lưu Bị chiếm Xuyên Thục và giữ Kinh Châu. Quan Vũ chính là mãnh tướng mà Tào Tháo khao khát muốn có, nhưng vì tính trung dũng của mình mà Quan Vũ nhất thiết không chịu, chỉ một lòng một dạ với huynh trưởng mà thôi.
Quan Vũ khi chết đi đã hiển thánh, được người đời sau hết sức kính nể, thờ phụng rất nhiều. Có thể nói Quan Vũ là nhân vật được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, chỉ sau Gia Cát Lượng. Tuy vậy, Quan Vũ vẫn nhận nhiều lời phê bình về tính kiêu căng, ngạo mạn từ các sử gia.
Cuối thời nhà Hán, dân thì khổ mà Vua toàn ăn chơi hưởng lạc. Chưa kể còn tin dùng hoạn quan. Mấy thằng bị thiến này không còn ham muốn tình dục, nên tham vọng của chúng nó là tiền bạc và quyền lực. Nói chung là xã hội nát bét.
Anh vợ vua là Hà Tiến muốn trừ khử bọn này, nhưng thay vì vào cung chém chết hết cho nhanh, lại cho gọi Đổng Trác về. Đổng Trác ở biên giới âm thầm xây dựng quân đội riêng, hắn muốn làm phản từ lâu nhưng chưa có dịp, nay tự dưng được mời về kinh thành, quá sướng. Tào Tháo cản Hà Tiến, bảo thằng đó tàn bạo lắm gọi nó về làm éo gì. Hà Tiến không nghe, vẫn gọi Đổng Trác về.
Cuối cùng khi Tào Tháo tự giết sạch bọn hoạn quan thì Đổng Trác cũng kịp về tới kinh. Đúng như Tháo dự đoán, thằng này muốn cướp ngôi. Sau một lần ám sát Trác không thành, Tháo bỏ chạy về quê, kêu gọi anh hùng trên thiên hạ tập hợp lại cứu vua.
Chư hầu cả nước mỗi người đều góp quân, tạo thành một liên minh huyền thoại League of Legends rầm rập kéo về kinh. Nhưng đánh nhau thì ít mà chửi nhau óc chó thì nhiều. Sau một số màn drama giận dỗi các kiểu thì ai về nhà nấy. Giải tán quốc hội, kệ thằng Đổng Trác. Sau này Điêu Thuyền dùng mỹ nhân kế chia rẽ Đổng Trác và Lã Bố thì con heo mập này mới bị xiên chết.
Nhận ra thiên hạ đang loạn lạc, vua hết quyền lực rồi, mỗi chư hầu đều mang ý đồ riêng. Trong đó có 3 nhân vật chính.
Tào Tháo là giỏi nhất, đánh đâu thắng đó, chiếm được hết miền bắc. Tôn Quyền là sướng nhất, chả phải làm gì, cơ nghiệp cha anh đã để lại sẵn rồi. Cậu này thì làm chủ miền đông và nhờ có tài quản trị nên Đông Ngô hưng thịnh. Lưu Bị là thảm nhất. Tiếng là chú của vua, nhưng từ nhỏ sống nghèo khổ, phải đi bện giày để kiếm sống. Trong thời loạn Lưu Bị cũng không có đất, toàn đi ở nhờ người ta.
Một hôm Lưu Bị ghé ở nhờ Tào Tháo. Lưu Bị được Tào Tháo rủ đi nhậu. Đang uống rượu thì Tháo nói Bị rằng những thằng chư hầu khác chỉ là cùi bắp, anh hùng thực sự chỉ có ông với tui mà thôi. Bị nghe vậy teo cả dái, sợ bị trừ khử. Thế là hôm sau âm thầm chuồn gấp.
Tháo điên tiết cho quân truy sát. Lưu Bị chạy đến Kinh Châu trốn. Trong thời gian ở đây, Lưu Bị cảm thấy đắng lòng vì 40 tuổi rồi mà sự nghiệp chưa có cái vẹo gì, trong khi gốc gác còn hoàng tộc hơn Kenny Sang. Quân đội ít ỏi, đánh đâu thua đó, nói chung số nhọ như chó.
Cái rồi có người bảo rằng ông thua là do ông không có quân sư chỉ đường. Sau đó Lưu Bị được Thủy Kính tiên sinh mách nước: muốn có được thiên hạ thì hãy kiếm long và phụng. Long là Khổng Minh, còn phụng là Bàng Thống.
Mời Khổng Minh cũng cực vãi, đi tới ba lần mới gặp được. Khổng Minh lúc đó mới 27 tuổi chứ mấy, mà đã tỏ ra rất bá đạo, cứ đánh là thắng. Đời Lưu Bị từ đây đã khấm khá lên nhiều.
Tào Tháo đã phát hiện ra Lưu Bị, bèn dẫn quân đến Kinh Châu. Lưu Bị cuống cuồng, chuẩn bị chạy tiếp. Nhưng trước khi đi ổng hỏi dân Kinh Châu là giờ mấy ba mấy má muốn theo tui hay theo thằng Tào Tháo. Quyết định lẹ lẹ đi nó rượt tới nơi ăn cứt hết cả đám bây giờ. Họ bảo muốn theo ổng, thế là khăn gói lên đường.
Lưu Bị dẫn cả trăm ngàn người nên đi rất chậm, Tào Tháo thì cho kỵ binh dí hết tốc độ. Khi gặp nhau thì anh Lưu bị đánh cho lên bờ xuống ruộng, vứt cả vợ con mà chạy. May có Quan Công yểm trợ nên mới thoát.
Tào Tháo đã có được Kinh Châu, giờ chỉ còn dứt điểm Tôn Quyền là xong. Đang trong chuỗi trận bất bại nên ổng muốn chơi tới cùng luôn. Lưu Bị nhờ Khổng Minh qua bảo Tôn Quyền là sợ đéo gì không biết, đánh bỏ mẹ nó đi, đầu hàng là mày mất hết ra đường ở đó. Nói thật anh con giời này sợ bạn Tào vl. Sợ là phải, Tháo phang thằng nào là thằng đó phải quỳ thì sao Quyền không rét. Nhưng Khổng Minh khích dữ quá nên ảnh quyết định chơi khô máu với anh Tào luôn.
Tào Tháo muốn thịt Tôn Quyền thì phải vượt sông Trường Giang. Quân Tào chưa đánh sông nước bao giờ nên cứ lên tàu là say sóng. Bàng Thống xúi dại là hãy lấy dây xích ràng tất cả thuyền lại thành một khối rồi hẵng ra trận. Vậy là trúng kế.
Vào cái đêm diễn ra trận Xích Bích. Chỉ huy Chu Du đẹp trai ra lệnh cho thuyền nhỏ giả vờ đầu hàng, khi đến gần thuyền quân Tào thì phóng hỏa. Đêm đó gió rất to, mà Tháo lại cho xích thuyền lại với nhau, thế là nguyên đội chiến thuyền khổng lồ cháy sạch sẽ. Trận thua đau nhất cuộc đời Tào Tháo. Đem hơn 800 ngàn quân, đi về còn được… 20 người.
Tranh thủ Tào Tháo thua, Lưu Bị vội vàng chạy về phía tây chiếm đất, lập ra nhà Thục. Tôn Quyền lập nhà Ngô. Tào Tháo lập nhà Ngụy. Thời kỳ tam quốc chính thức xuất hiện.
Phần sau truyện đánh nhau cũng căng lắm. Chết cũng tầm 40 triệu người, thua chiến tranh thế giới thứ hai thôi. Cuối cùng Ngụy nuốt Thục, rồi bị nhà Tấn lật đổ, sau đó Ngô cũng bị diệt.
Giang sơn lại trở về một mối sau 60 năm chia ba thiên hạ.
Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu.
Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần chẳng mấy chốc dập tắt được quân nổi loạn. Hà Tiến là anh rể vua và nhờ đó mà nhậm được chức đại tướng quân của triều đình. Tuy nhiên, Hà Tiến lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung và giết chết. Liền sau đó các quan đại thần nổi giận chạy vào cung giết sạch đám hoạn quan này.
Trong số các quan lại cứu vua có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội này vào cung bảo vệ vua. Sau đó ông ta phế truất Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng quốc nắm hết quyền triều chính vào tay mình.
Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ, họ hội quân với Viên Thiệu và lập mưu khiến Đổng Trác dời đô từ Lạc Dương về Trường An. Cuối cùng Đổng Trác bị giết bởi chính người con nuôi của ông ta là Lữ Bố, một chiến binh dũng mãnh, do cùng giành giật một người con gái đẹp là Điêu Thuyền.
Trong lúc đó, trong các quan lại lục đục nội bộ với nhau, Tôn Kiên, cha của Tôn Sách và Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ triều đình. Không còn triều đình trung ương vững mạnh, các quan lại quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến với nhau. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng.
Nhân vật Tào Tháo trong Kinh Kịch. Theo truyền thống, khuôn mặt ông ta được tô trắng để tượng trưng cho tính cách gian hùng.
Quyền lực của Tào Tháo ngày một mạnh lên sau một loạt những sự kiện sau đó. Trong chiến dịch quân sự đánh Viên Thiệu, chiến thắng quyết định của Tào Tháo là tại trận Quan Độ. Thất bại của Viên Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố quyền lực tuyệt đối khắp miền bắc Trung Quốc.
Trong lúc đó, Lưu Bị đã lập được căn cứ ở Nhữ Nam và tự đem quân đi tấn công Tào Tháo nhưng bị thất bại. Lưu Bị bèn tới Kinh Châu nhờ Lưu Biểu là một người anh họ xa của Lưu Bị cho lánh nạn. Tại đó Lưu Bị, sau ba lần đến thăm lều cỏ của Gia Cát Lượng, đã chiêu mộ được ông ta làm mưu sĩ. Hai lần đầu tiên, Gia Cát lấy cớ đi có việc để từ chối gặp khách. Chỉ có lần cuối cùng vì cảm kích bởi sự chân thành và kiên trì của Lưu Bị mà Gia Cát Lượng mới quyết định theo phò tá.
Chẳng may Lưu Biểu mất, để lại Kinh Châu cho hai con trai nhỏ. Sau khi trừ được Viên Thiệu, Tào Tháo lập tức nhòm ngó về phía nam. Ông ta tự đem quân đi chiếm Tân Dã. Lưu Bị được lòng dân chúng thành Tân Dã nên trước viễn cảnh bị xâm chiếm, toàn bộ dân trong thành một lòng xin đi theo Lưu Bị. Lưu Bị đành đưa dân Tân Dã về thành Tương Dương của người con thứ của Lưu Biểu, tại đây Lưu Bị bị từ chối không cho vào thành. Không còn cách nào khác ông phải tiếp tục nam tiến xuống Giang Hạ (江夏), là thành của Lưu Kỳ người con trưởng của Lưu Biểu. Ở Giang Hạ, Lưu Bị cuối cùng cũng tạm có được một chỗ đặt chân để chống lại cuộc tấn công dữ dội của Tào Tháo.
Còn ở phía tây nam, Tôn Quyền vừa mới lên nắm quyền sau cái chết của người anh là Tôn Sách. Cả Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều định liên kết với Tôn Quyền. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng tự mình đến quận Sài Tang (柴桑) và thuyết được Tôn Quyền hợp tác với Lưu Bị. Liên minh này đã dẫn đến thất bại thảm hại nhất của Tào Tháo tại trận Xích Bích
Nơi từng diễn ra trận Xích Bích
Với ý định loại trừ Lưu Bị, người mà Tôn Quyền cho là một mối đe dọa tiềm tàng, ông ta bày mưu gả em gái cho Lưu Bị. Sau đó, Lưu Bị mắc mưu sang Sài Tang để làm lễ cưới. Tuy nhiên, Tôn Quyền rất nghe lời mẹ Ngô Quốc Thái Phu Nhân; bà này rất quý Lưu Bị và không cho ai hãm hại Lưu Bị. Cũng do mưu lược của Gia Cát Lượng mà Lưu Bị cuối cùng đã thoát được quay về Giang Hạ cùng với người vợ mới.
Tình trạng giằng co giữa ba thế lực vẫn bế tắc cho đến khi Tào Tháo chết vào năm 219 (có lẽ do u não). Năm sau đó, con thứ của Tào Tháo là Tào Phi ép phế Hiến Đế và lập ra nhà Ngụy. Đáp lại, Lưu Bị tự xưng đế Thục Hán (để chứng tỏ vẫn mang dòng máu quý tộc nhà Hán nhưng đặt đô tại Thành Đô Thục).
Lúc này, Tôn Quyền lại ngả về phía Ngụy. Ông ta chịu để Tào Phi phong vương nước Ngô. Tôn Quyền làm việc này nhằm tập trung lực lượng chống Lưu Bị, người đã từng khởi binh đánh Ngô để trả thù cho Quan Vũ bị Tôn Quyền giết chết.
Một loạt những sai lầm mang tính chiến lược do hành động nóng vội của Lưu Bị đã dẫn đến thất bại của quân Thục. Tuy nhiên, Lục Tốn (陆逊), quân sư phía Ngô đã từng chĩa mũi nhọn tấn công về phía Thục, đã ngưng không tiếp tục dấn sâu về phía tây. Vì tin vào đòn trừng phạt của Lục Tốn, Tào Phi phát động một cuộc xâm lược vào nước Ngô vì cho rằng như vậy quân Ngô vẫn còn ở ngoài nước. Cuộc tấn công đã bị đè bẹp bởi sự kháng cự quyết liệt của quân Ngô cùng với bệnh dịch bùng phát phía bên quân Ngụy.
Trong lúc đó tại nước Thục, Lưu Bị bị bệnh chết và để lại con trai Lưu Thiện còn nhỏ dại, phó thác cho Gia Cát Lượng chăm sóc. Nắm bắt cơ hội này, Tào Phi gắng mua chuộc một số lực lượng, trong đó có Tôn Quyền và các bộ tộc thiểu số để tấn công nước Thục. Một sứ giả của Thục thuyết được Tôn Quyền lui quân, nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải lo xử lý quân của các bộ tộc thiểu số.
Một trong những mưu lược tài ba cuối cùng của Gia Cát Lượng là tiến hành chiến dịch thu phục Mạnh Hoạch, thủ lĩnh bộ tộc người Man (蛮族). Gia Cát Lượng đã bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch, lần nào cũng cho thả ra nguyên vẹn. Mạnh Hoạch vì cảm động bởi mưu trí và lòng nhân từ của Gia Cát Lượng nên đã thề mãi mãi gắn bó với nhà Thục.
Trong lúc này, Tào Phi cũng lâm bệnh mà chết. Gia Cát Lượng liền nhìn về phía bắc. Tuy thế, ông không còn sống được bao lâu nữa. Chiến thắng đáng kể cuối cùng của ông chống lại quân Ngụy có lẽ là chiêu hàng được Khương Duy về phía mình. Khương Duy trước đó là một tướng bên Ngụy, về tài năng có thể nói là một chín một mười nếu so với Gia Cát Lượng. Khương Duy tiếp tục tiến hành chiến dịch của Gia Cát Lượng chống lại nhà Ngụy tới một kết cục khá cay đắng, ngay cả sau khi Lưu Thiện đầu hàng. Khương Duy bày mưu kích động xung đột giữa hai tướng lớn phía Ngụy. Kế sách này đã tiến rất sát đến thành công. Thật không may, bệnh tim bộc phát ngay giữa trận đánh cuối cùng. Ông liền dùng kiếm tự vận, đánh dấu kháng cự cuối cùng của nhà Thục.
Cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa Ngụy và Thục thì phía Ngụy liên tục đổi ngôi. Nhà họ Tào ngày một yếu thế. Cuối cùng, vào thời Tào Hoán, cháu đại thần Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm bắt Tào Hoán nhường ngôi giống như Tào Phi đã từng ép Hiến Đế, tức là Tấn Vũ Đế. Tấn Vũ Đế sau đó lập ra nhà Tấn vào năm 265.
Vua cuối cùng của Ngô là Tôn Hạo (孙皓) đến năm 280 bị Tấn Vũ Đế chinh phục. Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hoán, Lưu Thiện và Tôn Hạo, được sống cho đến tận cuối đời. Và thế là thời đại Tam Quốc cuối cùng cũng chấm dứt sau gần một thế kỷ đầy xung đột.
—/—
Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn mẫu Tóm tắt các nhân vật trong tam quốc diễn nghĩa. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!