/tmp/klywo.jpg
Toàn quyền P. Đu-me hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
a, Nông nghiệp: nổi bật là chính sách ruộng đất của Pháp.
– Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.
– Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470.000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.
b, Công nghiệp:
– Chú trọng khai thác mỏ than và kim loại.
– Ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời.
c, Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự.
– Năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là: 2059km.
– Đường bộ được mở rộng đến các hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và vùng biên giới trong yếu.
– Nhiều cây cầu được xây dựng: Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn), ….
– Cảng biển, cảng sông đươc mở: càng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, ….
d, Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp, Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu.
=> Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
a, Địa chủ:
– Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
– Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp.
b, Nông dân:
– Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp.
– Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc.
– Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.
c, Công nhân:
– Nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung.
– Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
d, Tư sản: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.
e, Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.
=> Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
Xem tiếp: Lý thuyết Sử 11 Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)