/tmp/eznqp.jpg
Đất rừng phương nam là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời của một cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là các tỉnh Tây Nam, Việt Nam vào năm 1945, sau khi thực dân Pháp trở về xâm chiếm miền Nam.
Cậu bé An có Một cuộc sống với cha mẹ của mình trong những ngày thành phố sau khi độc lập của mình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Các thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào miền Nam. Pháp đã mở cuộc chiến cho những người sống ở các thành phố sơ tán. An và cha mẹ anh cũng phải rời cửa để chạy giặc.Cậu nhớ đến một anh bạn đi tàu đã tặng cậu chiếc la bàn mà không kịp mang theo.
Khi cha mẹ chạy từ vùng này sang vùng khác ở Tây Nam. An kết bạn với bạn bè và có một thời thơ ấu yên bình. Nhưng chỉ để ổn định bữa ăn, kẻ thù tấn công và chạy một lần nữa. Trong một vở kịch, kẻ thù đến và An mất gia đình. An trở thành một đứa trẻ lang thang.
Ở nơi chợ búa An đã gặp những người đầu tiên cứu mạng mình. Dì Tư béo bảo cậu về làm giúp cho quán ăn của dì.. Kể từ đó anh có một nơi để dựa vào, không còn bị đói trong ngày. Tại cửa hàng ăn dì Tư béo, An có cơ hội gặp gỡ nhiều người: Ông Sáu tuyên truyền, những người lính, những kẻ Việt gian bán nước như vợ chồng Tư Mắm, những người nông dân được chân chất như Ba Ngư …
Chồng Tư Mắm bán nước mắm dọc theo kênh rạch. Vợ Tư mắm là một người đàn bà rất xinh đẹp, bà ta muốn mua chuộc An làm tay sai. Một buổi tối vô tình đọc những từ tiếng Pháp được viết trong cuốn sách của người vợ chồng Tư Mắm. An biết rằng họ là người Việt gian. Khi họ hỏi, An trả lời rất thông minh rằng thấy nó đẹp và không hiểu. Nhưng dì Tư sau đó lại bảo rằng An biết tiếng Pháp. Vì thế An chạy trốn, hai vợ chồng Tư Mắm đốt cháy quán dì Tư rồi bỏ đi.
Tác phẩm kể về cuộc đời lưu lạc của cậu bé An qua những miền đất rừng phương Nam ở thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Một vùng đất trù phú, đa dạng, kì vĩ với những kênh rạch, tôm cá, chim chóc, muôn thú, lúa gạo… và cây cối, rừng già.
Trong chuyến lưu lạc của mình An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người. Và dì Tư Béo là một trong những người đầu tiên cưu mang An khi cậu bé bị lạc ở một xóm chợ.
Thế là từ đó cậu đã về làm giúp cho quán ăn của dì và không còn phải chịu cảnh đói khổ qua ngày. Tại quán ăn dì Tư béo, An đã gặp: anh Sáu tuyên truyền, những anh bộ đội, vợ chồng Tư Mắm, lão Ba Ngù, ông lão bán rắn và thằng Cò, họ đang đi tìm một người tên Võ Tòng.
Vợ chồng Tư Mắm làm nghề bán mắm dọc các con kênh rạch. An vô tình biết rằng hai bọn họ là Việt gian. Bị họ phát hiện nên An chạy trốn, hai vợ chồng Tư Mắm đốt cháy quán dì Tư rồi bỏ đi. Dì Tư Béo định dẫn An lên Thới Bình sinh sống nhưng An đã quyết định ở lại và tiếp tục cuộc sống không nơi nương tựa.
Ngày qua ngày khi sống trong cảnh thui thủi một mình An thường nhớ lại những kỉ niệm về gia đình, về quê hương ngày xưa, lúc gia đình chạy giặc rồi lạc nhau.
Vào một đêm khuya vắng vẻ trong ngôi miếu ở xóm chợ, An bị cơn sốt dữ dội vật nằm miên man và trong cơn sốt An mong muốn gặp Mẹ.
Cậu bé còn nhớ về cuộc gặp gỡ tình cờ với anh Ba thủy thủ. Cuộc nói chuyện đầy thú vị của An với anh Ba về con chim cánh cụt ở Bắc Băng Dương.
Anh Ba còn tặng cho An một cái la bàn mà An cho rằng “từ khi cầm nó vào tay, số mệnh đã khiến cho tôi phải rơi vào cuộc sống lênh đênh này chăng?”
Cơn sốt làm An thiếp đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy cậu bé nhìn thấy chị cứu thương và xung quanh mình là la liệt những thương binh. Bấy giờ cậu mới biết rằng giặc Pháp bắt đầu tấn công vào vùng này từ sáng sớm. Đến khi các anh thương binh được chuyển đi thì An định theo xuồng đưa các anh đi nhưng những ông cụ già bơi xuồng không cho cậu theo.An lại tiếp tục đi.
Sau đó An gặp lại cha con ông lão bán rắn và Võ Tòng. An đã đi theo họ và trở thành con nuôi của ông lão bán rắn, anh em của thằng Cò. Tía nuôi đã đưa An về gặp má nuôi và từ đó An đã cùng họ sống trong “một mái lều nhỏ, tiều tụy, nép dưới bóng cây tràm vỏ trắng phản chiếu ánh bình minh như tô phấn” nhưng đầy tình thương.
Những ngày ở đây sống cùng với tía má nuôi An được nghe câu chuyện về cuộc đời của tí má gian khổ và khó khăn như thế nào. Tuy là nghèo khó vất vả nhưng má nuôi của An rất thương An coi cậu bé như đứa con ruột do mình sinh ra.
An còn được tía và thằng Cò dắt đi câu rắn, đi lấy mật ong và học được nhiều kinh nghiệm, thấy nhiều điều mới lạ mà An chưa từng biết. Tía nuôi dắt An đi tới thăm chú Võ Tòng. Chú đã trao cho tía nuôi của An chiếc nỏ và ống tên thuốc để đề phòng giặc Pháp sẽ mò tới nơi.
Có hôm An và Tía nuôi đi lấy mật ong trong rừng, gặp phải máy bay địch thả bom làm cháy cả khu rừng. Hai Tía con dắt nhau chạy tới khu vực xa nơi cháy, gần đầm lầy.
Nghe xa xa có tiếng chim, hai Tía con leo lên cây sung. Rồi con hổ đến, An nhớ đến những chuyện ma trước kia được mẹ kể về chuyện con hổ. Hai Tía con ở trong rừng ba ngày mới về nhà.
Khi về tới thấy nhiều người tập trung ở ven sông thì mới biết Võ Tòng đã mất. Qua lời kể của ông ba Ngù thì mới biết chuyện như thế nào.Ông bị bọn Việt gian mua chuộc và ông đã kể cho Võ Tòng và ông chủ nhiệm thôn bộ nghe. Tức giận, Võ Tòng đòi đi giết thằng Việt gian. Trong lần phục kích giặt trên cây Da, Võ Tòng đã giết chết tên Việt gian và một tên lính ngụy. Nhưng cuối cùng Võ Tòng đã bị mụ Tư Mắm chỉ điểm rồi bị tên tướng bắn chết.
Nghe được chuyện tía nuôi của An buồn lắm. Ông cứ đi sớm về muộn, âm thầm tập luyện. Ông kêu An chỉ mụ Tư Mắm và biết được thói quen là thường đi tắm vào buổi chiều. Nên ông đã núp dưới đám bèo và dùng nỏ bắn chết mụ. thời gian sau bọn giặt phải lao đao nhiều lần vì ông.
Vì U Minh thượng đã bị giặc đóng chiếm và ngôi lều để ở của gia đình đã làm mồi cho ngọn lửa của giặc Pháp nên gia đình tía má nuôi của An quyết định rời nơi này và đi xuống vùng U Minh hạ sinh sống. Trước khi đi An và tía nuôi có ghé thăm mộ của chú Võ Tòng để từ biệt.
Nơi đầu tiên dừng chân của gia đình An là phường cá sấu. Ở nơi này người ta sống nhờ vào việc săn cá sấu, đây cũng là nghề cũ của tía nuôi An. Sau những lời giới thiệu, lời mời hợp tác làm ăn, tía nuôi đã chấp nhận nhập phường. Hằng ngày, những người đàn ông trong vùng bày trận để săn cá sấu về lấy da, lấy thịt bán. Nhưng dạt vào xóm chài này chưa đầy ba tháng, họ lại trở về với cuộc sống lênh đênh.
Mấy hôm trước khi quyết định rời khỏi thì không may thằng bé Cò bị đau chân do nọc độc của cá mặt quỷ khi lội đi bắt cá bống. Cả nhà đã đi tới sróc Miên,tía nuôi “thay áo, bịt khan mới” dắt An lên chùa xin thuốc cho thằng Cò.
Xin thuốc xong, trước khi về, Lục cụ còn nói một câu đầy ý nghĩa : “Rừ xây chòong cáp, bòong lá trrâu xca!”
Thuốc của Lục cụ cho thật thần kỳ, sau khi bôi thuốc và uống thuốc một lúc thì thằng Cò đã ngồi dậy tỉnh như không, tía nuôi đã lên chùa lần nữa đền ơn cho Lục cụ bằng một gói nanh cá sấu.
Rời khỏi sróc Miên, thuyền của họ đến ngang một cái chợ thì “hạ buồm”. Người ta gọi chợ này là chợ Mặt Trời. Ở đây có 1 đặc điểm vô cùng thú vị là có rất nhiều loài chim: chim trắng, chim đen, le le, sếu, cò…đặc biệt là chim điêng điểng mà An chưa từng biết đến trước đây. Chợ đang nhóm thì máy bay giặc bay tới thả truyền đơn gây nhốn nháo như vỡ đám làm chay.
Vậy là thuyền của gia đình cứ xuôi theo dòng nước chèo đi, định đi về hướng Năm Căn.
Chợ Năm Căn rất đông vui và tấp nập, có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh”. Năm Căn hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
An và thằng Cò xách chai ra bờ sông chờ thuyền trà vải đón mua dầu lửa. Bỗng có một điều bất thường, người lớn lẫn trẻ con quây quanh cái xác con kỳ đà, vừa bị người dân giết vì nó dám ăn cái xác người chết mới chôn. Nó to bằng cả chiếc xuồng ba lá. Được thầy giáo Bảy giải thích cặn kẽ, mọi người cùng nhau xả thịt nó để ăn.ía nuôi An định cất nhà ở lại đây nhưng không lâu.
Ở đây, An gặp lại dì Tư Béo. Hai người trò chuyện hỏi thăm tình hình lẫn nhau. Dì Tư nói chuyện qua loa rồi bỏ đi vì thất vọng không mua được mật con kỳ đà đó.
Dòng sông Năm Căn không còn ồn ào, huyên náo như trước nữa mà trở nên lạnh ngắt, vắng teo. Bọn thằng Tây đến đóng đồn, “ruồng bố, càng quét”, truy bắt du kích ta ra giết.
Cứ vài hôm lại có người lạ mặt có, người quen có tạt vào lều uống vài chén rượu với tía nuôi An.
Sau cuộc nói chuyện đó, tía nuôi An “đứng rất lâu một mình ngoài bờ cỏ”, “ngồi lặng lẽ hàng giờ bên đóng củi hun” rồi bỏ nhà đi luôn, chẳng rõ đi đâu.
Đi hai ba hôm mới về rồi đi tiếp mang theo “bao diêm, một cái xoomg nhôm và hơn chục lít gạo”. Mỗi lần như thế thấy ông tỉnh táo và vui vẻ hơn trước.
Thấy vậy, An đoán là ông vào rừng với du kích nên dẫn con Luốc rình theo sau. Bị phát hiện, tía nuôi An nhận ra An nên cho vào trong lều. Nhận ra người quen là chú Huỳnh Tấn, An đưa luôn gói đồ mà má nuôi An gởi các anh du kích. Bên trong chỉ là cuộn chỉ và cây kim khâu nhưng nó chứa đựng tình yêu của bà con ở đây với du kích.
Trong lều có khá đông người gồm tía nuôi An, thầy giáo Bảy, ông già đốn củi, chú Huỳnh Tấn và các anh du kích.
Mọi người nói chuyện với nhau vui vẻ và tranh luận về việc nên “hòa” hay “chiến”?
Trên bãi cỏ rộng giữa một khu rừng gần bờ sông, buổi lễ tuyên thệ của trung đội du kích địa phương được bắt đầu từ chập tối. Tía nuôi An xin gửi gắm An theo các anh du kích để giúp và cùng các anh trong việc đánh giặc. Đứng trước bàn thờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ mọi người “cùng vung thẳng tay lên trời và hô rập “xin thề” vang vang như một tiếng sét”.
Tía nuôi An giao cho An con dao mà suốt mấy năm qua luôn mang theo bên mình.
Trung đội du kích địa phương cử hành hát Quốc Ca trong bầu không khí vô cùng trang nghiêm và xúc động.
Khung cảnh tiễn đưa đoàn du kích và An ra đi đánh giặc.