/tmp/tsgef.jpg
Câu hỏi: Tại sao các vùng Tây Nam Á và Trung Á tuy thuộc kiểu khí hậu lục địa khô hạn vẫn có các sông lớn
Lời giải:
Vùng Tây Nam Á và Trung Á tuy thuộc kiểu khí hậu lục địa khô hạn vẫn có các sông lớn vì ở đây có các dãy núi cao thường có băng tuyết nên hình thành các con sông, sông lấy nước từ tuyết tan chứ không phải từ nước mưa.
Cùng Top lời giải tìm hiểu một số đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và Trung Á:
– Diện tích: 7 triệu kilomet vuông.
– Dân số: Hơn 313 triệu người (2005).
– Có 20 quốc gia: I-ran, Ả Rập, Liban, Jocdan, Síp, Thổ Nhĩ Kì,….
a. Vị trí địa lí của Tây Nam Á:
– Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: Khoảng 12°B – 42°B , kinh tuyến 26°Đ – 73°Đ.
– Nằm ở phía Tây Nam Châu Á tiếp giáp vơí các biển: Đen, Caxpi, Aráp, Đỏ, Địa Trung Hải, Vịnh Pec-Xích.
– Đặc điểm vị trí địa lí:
+ Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới, được bao bọc bởi một số biển và vịnh biển
+ Vị trí Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu và Phi
=> Ý nghĩa: + Án ngữ con đường biển từ Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải qua kênh đào Xuy-ê và biển đỏ.
+ Là nơi có con đường tơ lụa chạy qua.
b. Đặc điểm tự nhiên
– Địa hình là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.
+ Phía đông bắc: có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
+ Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
– Khí hậu: chủ yếu là khí hậu nhiệt đới khô, một phần ven Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.
c. Đặc điểm kinh tế
– Nguồn tài nguyên quan trọng nhất khu vực là dầu mỏ, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.
– Hiện trạng: Do nghành công nghiệp phát triển hằng năm. Lượng dầu khai thác hơn 1 tỷ so với sản lượng dầu trên thế giới ( chiếm 1/3 sản lương trên thế giới ) nên dẫn đến tình trạng tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.
=> Giải pháp: + Cần có biện pháp khắc phục triệt để đi đôi với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ một số tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt.
+ Sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước.
+ Trồng rừng để ngăn chặn sa mạc hoá.
d. Đặc điểm dân cư
– Dân số khoảng 286 triệu người.
– Thành phần dân tộc: A-rập và theo đạo Hồi.
– Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.
– Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 – 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét. Li-băng.
– Diện tích: 5,6 triệu km2.
– Số dân: 61,3 triệu người.
a. Vị trí địa lý:
+ Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
+ Bao gồm các nước: Ca-dăc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Mông Cổ.
b. Khí hậu:
+ Khí hậu khô hạn. Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên.
+Thuỷ văn: thưa thớt, có 2 hồ lớn: Aran, Bankhat.
+ Khu vực giàu có về tài nguyên: dầu mỏ, khí tự nhiên, than, đồng, uranium…
c. Đặc điểm dân cư
– Có tổng cộng hơn 80 triệu người sống tại Trung Á, chiếm 2% số dân châu Á. Vùng Bắc Á dân cư thưa thớt, mật độ dân số chỉ vào khoảng 9 người trên một cây số vuông, thấp hơn rất nhiều so với mật độ trung bình của châu Á là 80.5 người trên một cây số vuông.
– Là khu vực đa dân tộc
– Có tổng cộng hơn 80 triệu người sống tại Trung Á, chiếm 2% số dân châu Á. tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ)
d. Đặc điểm xã hội:
Là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ). Là nơi giao thoa của văn hoá phương Đông và phương Tây.