/tmp/szuhs.jpg
Nội dung bài viết
– Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
– Biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hóa:
+ Trong sản xuất: người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
++ Lao động cá biệt = lao động xã hội cần thiết => có lợi nhuận.
++ Lao động cá biệt < lao động xã hội cần thiết => có lợi nhuận cao.
++ Lao động cá biệt > lao động xã hội cần thiết => thua lỗ.
+ Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.
+ Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết.
+ Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
– Nếu vi phạm quy luật giá trị, nền kinh tế sẽ mất cân đối và rối loạn, nếu Nhà nước hoặc người sản xuất không có dự trữ hoặc không được điều chỉnh kịp thời.
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi lãi nhiều thông qua biến động của giá cả trên thị trường.
b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên
Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay ngề của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm…làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa à làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.
c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
– Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người là khác nhau.
– Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết => giàu lên => tiếp tục mở rộng sản xuất.
– Những người không có điều kiện sản xuất thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất kém, gặp rủi ro nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản => nghèo khó.
=> Đây là một trong những mặt hạn chế của quy luật giá trị cần được tính đến khi vận dụng nó ở nước ta hiện nay.
a. Về phía nhà nước
– Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Ban hành chính sách, pháp luật để điều tiết thị trường, phát huy mặt tích cực và hạn chế phân hóa giàu nghèo và những mặt tiêu cực khác, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
b. Về phía công dân
– Phấn đấu giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.
– Kịp thời điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
– Đổi mới kĩ thuật – công nghệ, hợp lí sản xuất à nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tăng lên.