/tmp/blmti.jpg
MỨC ĐỘ BIẾT (8 CÂU)
Câu 1. Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CxHyN (x ≥ 1)
B. CnH2n + 3N (n ≥ 1)
C. CnH2n +1 N (n ≥ 1)
D. C2H2n – 5N
Câu 2. Amin nào dưới đây là amin bậc 2?
A. CH3NHCH3.
B. CH3CH(CH3)NH2.
C. CH3CH2NH2.
D. (CH3)3N.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây có công thức cấu tạo và tên tương ứng đúng?
A. H2NCH2COOH (glyxin hay glixerol).
B. CH3CH(NH2)COOH (anilin).
C. H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (lysin).
D. HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH (axit glutaric).
Câu 4. Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là
A. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.
B. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH.
C. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.
D. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hợp chất H2N-COOH là amino axit đơn giản nhất.
B. Amino axit ngoài dạng phân tử (H2N-R-COOH) còn có dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO–.
C. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl
D. Amino axit là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước.
Câu 6. Polime nào dưới đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo?
A. Poli (metyl metacrylat).
B. Poli (acrilonitrin).
C. Poli (vinyl clorua).
D. Poli (phenol-fomandehit).
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân tử protein được cấu tạo từ một chuỗi polipeptit kết hợp với các thành phần “phi protein” khác.
B. Protein chứa những polipeptit có khối lượng phân tử từ vài chục nghìn đến vài triệu.
C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc α-aminoaxit.
D. Protein phức tạp được tạo thành từ protein đơn giản kết hợp với các thành phần “phi protein”.
Câu 8. Hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Axit -aminocaproic.
B. Metyl metacrylat.
C. Buta-1,3-đien.
D. Caprolactam.
MỨC ĐỘ HIỂU (8 CÂU)
Câu 9. Cho các polime: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon-6,6, (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là:
A. 1, 2, 6, 7.
B. 2, 3, 5, 7.
C. 2, 3, 6, 7.
D. 2, 5, 6, 7.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Anilin có thể tác dụng với nước Br2, dung dịch NaOH.
B. Metylamin có thể tác dụng với nước Br2, dung dịch NaOH.
C. Anilin có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein.
D. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh hưởng của gốc ankyl.
Câu 11. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Cao su là loại vật liệu polime có tính dẻo.
B. Vật liệu compozit có thành phần chính là polime.
C. Nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.
D. Tơ capron, nitron, nilon thuộc loại tơ tổng hợp.
Câu 12. Cho các polime sau: (-CH2-CH2-)n, (-CH2-CH=CH-CH2-)n, (-NH-CH2-CO-)n. Công thức của các monome để trùng hợp hoặc trùng ngưng để tạo ra các polime trên lần lượt là:
A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3CH(NH2)-COOH.
B. CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, H2N-CH2-COOH.
C. CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, H2N-CH2-COOH.
D. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2N-CH2-COOH.
Câu 13. Phương pháp điều chế polime nào sau đây đúng?
A. Trùng ngưng hexametylenđiamin tạo ra tơ nilon-6.
B. Đồng trùng hợp isopren và stiren được cao su buna-S.
C. Trùng ngưng axit terephtalic và etylen glicol được poli(etylen terephtalat).
D. Trùng ngưng buta-1,3-đien và vinyl xianua được cao su buna-N.
Câu 14. Cho vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng, 1 ml dung dịch NaOH 30% và một giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc nhẹ thì xuất hiện
A. kết tủa màu vàng.
B. kết tủa màu xanh.
C. dung dịch màu tím.
D. dung dịch xanh lam.
Câu 15. Cho các chất: (1) ancol etylic, (2) etyl amin, (3) metyl amin, (4) axit axetic. Thứ tự các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
A. 2, 3, 4, 1.
B. 3, 2, 1, 4.
C. 1, 3, 2, 4.
D. 3, 1, 2, 4.
Câu 16. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 17. Một amino axit chứa 46,6% C, 8,74% H, 13,59% N,còn lại là oxi. Công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Công thức phân tử của amino axit là
A. C3H7O2N.
B. C4H9O2N.
C. C5H9O2N.
D. C6H10O2N.
Câu 18. Cho anilin tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch Br2 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 6,66 gam.
B. 6,6 gam.
C. 19,8 gam.
D. 19,98 gam.
Câu 19. Thủy phân 1250 gam protein thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của bằng 100.000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử là
A. 453.
B. 382.
C. 328.
D. 479.
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức thu được 10,125 gam H2O, 8,4 lít CO2 và 1,4 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C3H6N.
B. C3H8N.
C. C3H4N.
D. C3H9N.
Câu 21. X là một α-amino axit no chỉ chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Cho 3 gam X tác dụng với NaOH dư thu được 3,88 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. CH3-CH2-CHNH2-COOH.
B. CH2NH2-CH2-COOH.
C. CH3-CHNH2-COOH.
D. H2N-CH2-COOH.
Câu 22. Thủy phân không hoàn toàn peptit Arg–Pro–Pro–Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg, số tripeptit tối đa mà thành phần có chứa Phe thu được là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 3.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 23. Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm hai khí đều làm xanh giấy quỳ ẩm. Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn Y thu được khối lượng muối khan là
A. 6,5 gam.
B. 14,3 gam.
C. 8,9 gam.
D. 15,7 gam.
Câu 24. P.V.C được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% metan về thể tích) theo sơ đồ:. Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy điều chế 1 tấn P.V.C là
A. 5309,63 m3.
B. 5883,24 m3.
C. 5589,08 m3.
D. 96,768 m3.
Câu 25. Cho X là một tripeptit cấu thành từ các amino axit M, N và Q (Q có cấu tạo mạch thẳng). Kết quả phân tích các amino axit như sau:
Chất |
%mC |
% mH |
%mO |
%mN |
M |
M |
32,00 |
6,67 |
42,66 |
18,67 |
75 |
N |
40,45 |
7,87 |
35,95 |
15,73 |
89 |
Q |
40,82 |
6,12 |
43,53 |
9,52 |
147 |
Khi thủy phân không hoàn toàn X, thu được hai phân tử đipeptit là M-N và Q-N. Cấu tạo của X là
A. Gly-Ala-Glu.
B. Gly-Glu-Ala.
C. Glu-Val-Gly.
D. Glu-Ala-Gly.
———– HẾT ———–
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
B |
A |
C |
B |
A |
B |
A |
A |
B |
D |
D |
D |
C |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
|
C |
B |
C |
B |
B |
B |
D |
D |
C |
B |
B |
B |
|