/tmp/tmukd.jpg
Để tìm hiểu sâu hơn về giá trị tác phẩm Ánh trăng, mời các em tham khảo Biện pháp tu từ bài Ánh trăng sau đây. Hi vọng các em sẽ có thêm tài liệu, cách triển khai để hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất!
Khổ 1: – Vần lưng “đồng, sông” kết hợp điệp từ “với” tác giả đã kể cho chúng ta 1 tuổi thơ được đi nhiều nơi, đc ngắm nhiều cảnh đẹp của thiên nhiên đất nc (đương nhiên là phần trên bạn phải nói đc tuổi thơ tác giả đc đi nhiều nơi)
– Nghệ thuật nhân hóa vầng trăng thành tri kỉ gợi lên mối quan hệ gần gũi, gắn bó, khăng khít giữa người lính và vầng trăng.
Khổ 2: – Vần lưng “hồn nhiên, thiên nhiên” làm cho âm điệu thơ trở nên liền mạch và nguồn cảm xúc tiếp tục dâng trào.
– Nghệ thuật so sánh tô đậm thêm cái hồn nhiên, cái trần trụi của người lính trong những năm tháng ở rừng.
Khổ 3: – Nghệ thuật ẩn dụ “ánh điện cửa gương” gợi cuộc sống xa hoa, hào nhoáng, hiện đại nơi đô thành.
– Nghệ thuật nhân hóa đã biến vầng trăng thành 1 con người làm rung động độc giả bởi con người-vầng trăng ấy đã bị chính ng` bạn thân của mình 1 thời quên lãng.
– Nghệ thuật so sánh vầng trăng như người dung gợi niềm sót xa cay đắng vì sự bội bạc, vô tâm lãng quên của người lính.
Khổ 4: – Các tính từ “thình lình, đột ngột, vội” đc đảo trật tự từ cú pháp đưa lên đầu câu cùng vs nhịp thơ nhanh, gấp gáp, khẩn trương, đột ngột lên cao nhấn mạn 1 sự việc vô cùng bất ngờ: Điện tắt, phòng tối và vầng trăng hiện lên khi nhà thơ bật tung cửa sổ.
– Chữ “tròn” ở cuối khổ 4 vừa gợi lên vẻ đẹp tròn đầy viên mãn, vừa cho thấy sự vẹn nguyên tình nghĩa thủy chung của vầng trăng.(ý này bạn có thể khai thác hoặc ko)
– Nghệ thuật ẩn dụ vầng trăng tròn gợi nghĩa tình thủy chng trước sau như 1 của vầng trăng.
Khổ 5: – Nghệ thuật đối, ẩn dụ cho chúng ta thấy bao ngỡ ngàng, sửng sốt và cả sự hối hận day dứt trong lòng người lính.
– Từ láy “rưng rưng” gợi nôi xúc động nghẹn ngào trong lòng nhân vật trữ tình.
– Nghệ thuật so sánh và liệt kê khiến cho quá khứ như một thước phim quay chậm ùa về với bao kỉ niệm đẹp gắn bó chan hòa vs thiên nhiên, vầng trăng, với đồng, sông, bể.
– Cấu trúc thơ song hành kết hợp nghệ thuật điệp ngữ nhấn mạnh hơn những xúc động đang dâng trào trong lòng nhà thơ.
Khổ 6: – Nghệ thuật ẩn dụ “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho 1 quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên ko thể phai mờ.
– Nghệ thuật nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” cho thấy trăng là 1 người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà hết sức nghiêm khắc.
– Nghệ thuật đối: cái tròn vành vạnh của vầng trăng đối lập vs sự bạc bẽo vô tình của con người và cái im phăng phắc của vầng trăng đối lập vs sự giật mình của con người.
=> Tác dụng nghệ thuật chung cả bài: Làm cho câu thơ hay hơn, sinh động hơn, giàu cảm xúc hơn.
—/—
Với bài văn Biện pháp tu từ bài Ánh trăng do Top Lời Giải sưu tầm và biên soạn trên đây, hy vọng các em sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ và có cái nhìn tổng quát hơn về tác phẩm. Chúc các em làm bài tốt!