/tmp/zsyvo.jpg
1. Tiểu sử
– Hồ Chí Minh (1890 – 1969) xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước
– Thuở bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, rất am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp) ⇒ hai dòng phương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch văn chương.
– Quá trình hoạt động cách mạng:
+ 1911: ra đi tìm đường cứu nước.
+ 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.
+ 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
+ 1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.
+ 2- 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…
⇒ Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá.
2. Sự nghiệp sáng tác
– Các tác phẩm chính:
+ văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…
+ truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…
+ thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù và nhiều bài thơ sáng tác tại Việt Bắc
– Phong cách nghệ thuật
+ Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng
+ Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức
+ Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật.
+ Hồ Chí Minh đòi hỏi nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề.
1. Nội dung ý nghĩa
– Bài thơ rút ra từ tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ sáng tác khi tác giả bị chính quyền Tưởng Gới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng
– Cảm hứng được gợi lên bởi cuộc chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo
– Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống con người nơi tác giả đi qua trong cuộc chuyển lao.
2. Giá trị nội dung
– Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh
3. Đặc sắc nghệ thuật
– Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại