/tmp/stytc.jpg
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé
Bố cục:
Hướng dẫn Soạn bài
Câu 1
Truyện Lục Vân Tiên có kết cấu theo kiểu truyện truyền thống:
+ Người tốt bị kẻ xấu mưu đồ hãm hại
+ Anh hùng (các vị thần) vì bất bình mà ra tay giúp đỡ
=>Ý nghĩa: Kết cấu thể hiện ước mơ và khát vọng của nhân dân: ở hiền gặp lành. Khuyên con người nên sống lương thiện, biết ra tay giúp đỡ khi người khác gặp hoạn nạn, khó khăn
Câu 2
Nhân vật Lục Vân Tiên:
+ Hành động: bẻ cây làm gậy, nhằm làng xông vô, tả đột hữu xông: hành động dũng cảm, kiên quyết, không do dự, là người có tài năng, bản lĩnh, coi trọng điều thiện, lẽ phải, bất bình trước cái ác, hành động vì lẽ phải.
+Là người biết lễ nghĩa: “khoan khoan ngồi đó chớ ra”
+Là người trọng nghĩa khí và có lòng nhân hậu : làm ơn há dễ mong người trả ơn”
Câu 3
Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
+ Là người con gái có nét đẹp về nhân cách:
– Nói năng lễ phép, chân thành
– Xưng hô “tiện thiếp – quân tử”: thái độ mực thước, khiêm nhường;
– Sống có nghĩa tình, nhận ơn phải đền ơn, báo
+ Người con vô cùng hiếu thảo: nghe lời cha mẹ
Câu 4
Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả qua:
+ Hành động
+ Ngôn ngữ
+ Cử chỉ.
Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện thuộc văn học dân gian:
+ Truyền thuyết
+ Cổ tích
+ Sử thi.
Câu 5
Ngôn ngữ tác giả sử dụng trong đoạn trích:
+ Gần gũi, bình dị
+ Sử dụng ngôn ngữ đối thoại đậm chất Nam Bộ
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thuộc phần nào của tác phẩm?
Trả lời:
– Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện Lục Vân Tiên.
– Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên thấy dân khóc than bỏ chạy, hỏi thăm mới biết bọn cướp đã hoành hành, bắt đi hai người con gái . Thấy cảnh bất bình, Vân Tiên nổi giận liền ra tay dẹp bọn cướp cứu người bị nạn. Hai người con gái ấy là Kiều Nguyệt Nga và người nô tì Kim Liên
Ý nghĩa nhan đề của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
Trả lời:
– Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình nghĩa vợ chồng, tình cha con, mẹ con, tình cảm bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang, đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.
– Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
– Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời: thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Lục Vân Tiên”?
Trả lời:
Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19, truyện có 2082 câu thơ lục bát.
Nêu bố cục của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
Trả lời:
Bố cục đoạn trích:
– Phần 1: Lục Vân Tiên đáng cướp
– Phần 2: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Nội dung chính của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là gì?
Trả lời:
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na ân tình. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Giá trị nghệ thuật nào mà đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã mang lại?
Trả lời:
– Đoạn trích thành công với thể thơ lục bát dân tộc, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ
Tính chất tự truyện của tác phẩm “Lục Vân Tiên” được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
– Tác phẩm có tính chất một thiên tự truyện. Đọc tác phẩm, ta thấy có nhiều chi tiết trùng hợp giữa cuộc đời tác giả Nguyễn Đình Chiểu và nhân vật Lục Vân Tiên: như việc bỏ thi về chịu tang mẹ, bị mù, bị bội hôn ước, và sau này họ đều có được cuộc hôn nhân tốt đẹp. Lục Vân Tiên là nhân vật tự truyện của Nguyễn Đình Chiểu.
– Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không được như Lục Vân Tiên: được gặp tiên ông cứu cho sáng mắt để sau đó lại tiếp tục đi thi đỗ Trạng nguyên, được vua cử đi dẹp giặc Ô Qua thắng lợi. Những gì chưa làm được trong cuộc đời mình, Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm vào nhân vật Lục Vân Tiên. Cho nên Lục Vân Tiên cũng là nhân vật lí tưởng của Đồ Chiểu, là nơi nhà thơ gửi gắm ước mơ và khát vọng của mình.
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” được viết theo kết cấu nào?
Trả lời:
Kết cấu truyện Lục Vân Tiên theo kiểu chương, hồi. Một kiểu truyền thống phương Đông xoay quanh diễn biến cuộc đời của nhân vật chính.
Thể loại của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là gì?
Trả lời:
Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm viết theo thể lục bát, một thể thơ dân tộc. Truyện mang tính chất là một chuyện kể chú trọng đến hành động hơn là nội tâm nhân vật. Vào dân gian, truyện biến thành hình thức “nói thơ Vân Tiên”, một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian một thời khá phổ biến ở Nam bộ.
Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, nhân vật Lục Vân Tiên được khắc họa theo mô-típ nào?
Trả lời:
Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa theo mô típ quen thuộc của truyện Nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu… như chàng Thạch Sanh đánh đại bàng, cứu công chúa Quỳnh Nga (“Thạch Sanh”). Mô-típ này thể hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân. Trong thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.
1. Dạng đề 2-3 điểm
Đề 1 : Cho hai câu thơ sau :
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng “.
Em hãy viết đoạn văn giới thiệu về tác giả và cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên?
Trả lời:
Mở đoạn: giới thiệu khái quát về Nguyễn Đình Chiểu , và hai câu thơ.
Thân đoạn:
* Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn cuả dân tộc, mãi mãi xứng đáng là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ Việt Nam thế kỷ XI X , để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương có giá trị, nhất là truyện Lục Vân Tiên …
– Lục Vân Tiên là người anh hùng lý tưởng của nhà thơ mù yêu nước. Chiến công đánh cướp của chàng mãi là bài ca hùng tráng của người anh hùng trong xã hội loạn lạc .Vân Tiên đã thể hiện một cách ứng xử vô cùng cao thượng và hào hiệp. Người đẹp băn khoăn về chuyện” báo đức thù công “ thì Vân Tiên ‘liền cười “ rồi đĩnh đạc nói :
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng “.
* Ý nghĩa của hai câu thơ :
Hai câu thơ tác giả thể hiện một quan niệm đạo lý người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán .
Kết đoạn: Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao tinh thần nhân nghĩa , ca ngợi lý tưởng anh hùng vị nghĩa cao đẹp. Quan niệm đó gắn với đạo lý làm người, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận được…
2 . Dạng đề 5-7 điểm
Đề 1: Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (trích Truyện Lục Vân Tiên) của nguyễn Đình Chiểu.
Trả lời:
I. Mở bài
– Vài nét về tầm quan trọng của Nguyễn Đình Chiểu đối với nền văn học Nam Bộ nói riêng và nền văn văn học dân tộc nói chung: Một nhà thơ, một người chiến sĩ mù khiến chúng ta cảm phục, một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Nam Bộ
– Giới thiệu khái quát về tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Đây là tác phẩm chứa đựng nhiều giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đoạn trích đã khắc họa thành công hai nhân vật trung tâm của tác phẩm với nhiều phẩm chất tốt đẹp.
II. Thân bài
* Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên
– Lục Vân Tiên là nhân vật chính của tác phẩm.
– Là chàng trai tài, giỏi, cứu cô gái thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
– Chàng trai ấy vừa rời trường học, muốn thi thố lập công danh nhưng gặp phải bọn cướp hãm hại dân lành liền hành hiệp trượng nghĩa.
– Đối đầu với lũ cướp rất đông với gươm giáo sáng ngời, dù không một tấc sắt trong tay Lục Vân Tiên vẫn dũng cảm đánh cướp.
– Lục Vân Tiên bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng giúp đời và tấm lòng vị nghĩa => một người “vị nghĩa vong thân”.
– Đối xử với Kiều Nguyệt Nga rất chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, rất nhân hậu và có văn hóa:
+ Thấy hai cô gái chưa hết hãi hùng, Vân tiên “động lòng” an ủi, ân cần hỏi han.
+ Chàng nghĩ cho thân phận nữ nhi của Kiều Nguyệt Nga.
+ Khi Kiều Nguyệt Nga mong muốn trả ơn, chàng chỉ: “nghe nói liền cười”, đối với chàng hành động trượng nghĩa không phải là để trả ơn mà với chàng, làm việc nghĩa như là bổn phận, lẽ tự nhiên.
⇒ Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa Lục Vân tiên mang cốt cách nghĩa sĩ thời loạn với cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử cao đẹp, đó là cách cư xử của một tinh thần hiệp nghĩa của các bậc hảo hán.
* Hình tượng nhân vật Kiều Nguyệt Nga
– Bên cạnh Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga cũng là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm.
– Những phẩm chất tốt đẹp của Kiều Nguyệt Nga được thể hiện qua lời giãi bày với Lục Vân Tiên:
+ Nàng là một cô gái thùy mị nết na, có học thức: cách xưng hô của nàng rất khiêm nhường: “quân tử” “tiện thiếp”.
+ Nàng sống mực thước khuôn phép: “làm con đâu dám cãi cha”.
+ Nàng còn là một người cư xử có trước có sau: nàng coi trọng ơn nghĩa của Lục Vân Tiên với mình và muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng có thể: “gẫm câu báo đức thù công- lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.
+ Kiều Nguyệt Nga đã nguyện gắn bó suốt đời mình với chàng trai hiệp nghĩa Lục Vân Tiên.
⇒ Kiều Nguyệt Nga hiện lên là một nhân vật có lòng tự tôn và đức hạnh.
III. Kết bài
– Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật làm nên thành công của tác phẩm.
– Trình bày cảm nhận, suy nghĩ về vẻ đẹp của hai nhân vật trung tâm.