/tmp/ymguj.jpg Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 3 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 3 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

Để học tốt lịch sử 12, ngoài việc giải các câu hỏi trong sách giáo khoa lịch sử 12, các cần phải hệ thống lại kiến thức từng bài bằng các sơ đồ tư duy lịch sử 12. Top lời giải biên tập sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 3: Các nước Đông Bắc Á

A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 3

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 3 ngắn gọn

 

 

2. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 3 chi tiết

 Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 3 ngắn gọn nhất (ảnh 2)

      Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 3 ngắn gọn nhất (ảnh 3)

 

 

B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 3

I. Nét chung về khu vực Đông Bắc Á

– Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình khu vực có nhiều biến chuyển :

+ Cách mạng Trung Quốc thắng lợi dẫn tới sự ra đời của nước CHND Trung Hoa (10/1949). Cuối thập niên 90, Trung Quốc thu hồi Hồng Kông và Ma Cao. Đài Loan vẫn tồn tại chính quyền riêng.

+ Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt và hình thành 2 nhà nước riêng biệt : Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) ở phía Nam (5/1948) và nhà nước CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc (9/1948).

+ Sau chiến tranh, các nước Đông Bắc Á đều bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế đạt được thành tựu to lớn (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan “hóa rồng” : Nhật Bản đứng thứ hai thế giới ; Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới từ cuối thế kỷ XX).

II. Trung Quốc

1. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)

* Sự thành lập:

+ Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản (1946 – 1949).

+ Cuối 1949, nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về Đảng Cộng sản.

+ Ngày 1/10/1949, nước CHND Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.

– Ý nghĩa:

+ Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa đánh dấu thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc, chấm dứt ách thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa Trung Quốc tiến lên CNXH.

+ Làm tăng cường lực lượng của hệ thống XHCN thế giới, có ảnh hưởng sâu sắc dến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

* Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959).

– Nhiệm vụ : Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên phát triển về mọi mặt.

– Thành tựu :

+ 1950 – 1952: Hoàn thành khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất.

+ 1953 – 1957 “ Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm đầu tiên. Kinh tế – văn hóa – giáo dục đều có những bước tiến lớn.

+ Đối ngoại : Thi hành chính sách đối ngoại tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

2. Trung Quốc 20 năm không ổn định (1959 – 1978)

* Đối nội : Từ 1959 – 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về mọi mặt.

– Nguyên nhân : Từ 1959, Trung Quốc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” (bao gồm “Đường lối chung”, “Đại nhảy vọt”, “Công an nhân dân”).

– Biểu hiện :

+ Kinh tế : Sản xuất ngừng trệ, nạn đói diễn ra trầm trọng.

+ Chính trị : Có biến động lớn, nội bộ ban lãnh đạo bất đồng gay gắt về đường lối và tranh giành quyền lực lẫn nhau, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1968).

+ Xã hội : Hỗn loại, đời sống nhân dân khó khăn.

* Đối ngoại :

– Xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ (1962), Liên Xô (1969)

– Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân cách mạng Á, Phi, Mĩ Latinh.

– Quan hệ hòa dịu với Mĩ.

3. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978)

* Đường lối cải cách – mở cửa :

– Do Đặng Tiểu Bình khởi xướng (12/1978) và được nâng lên thành “Đường lối chung”.

– Nội dung : Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN, nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra | Myphamthucuc.vn

* Thành tựu :

– Kinh tế : Tiến bộ nhanh chóng,GDP hàng năm tăng triên 8%, các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm ưu thế. Thu nhập bình quân đầu người tăng vọt.

– Khoa học kĩ thuật : Thử thành công bom nguyên tử, phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người bay vào không gian.

– Văn hóa – giáo dục : Ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt.

– Đối ngoại :

+ Bình thường hóa và khôi phục quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ …

+ Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với hần hết các nước trên thế giới.

+ Có nhiều đóng góp trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.

Do đó, địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.

+ Trung Quốc đã thu hồi Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999). Đài Loan vẫn duy trì chính quyền riêng.

* Ý nghĩa :

+ Những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách – mở cửa đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối cải cách đất nước Trung Quốc ; làm tăng cường sức mạnh và vị thế quốc tế của Trung Quốc.

+ Là bài học quý cho những nước đang tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, trong đó có Việt Nam.

C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 3

Câu 1:  Cuộc “Đại cách mạng vô sản” ở Trung Quốc diễn ra vào những năm

  1. 1966 – 1969

  2. 1966 – 1971

  3. 1967 – 1969

  4. 1968 – 1976

Câu 2: Điều mà cách mạng Trung Quốc chua thực hiện sau cuộc nội chiến (1946 – 1949)?

  1. Thủ tiêu chế độ nửa thực dân nửa phong kiến ở Trung Quốc.

  2. Lật đổ nền thống trị của Quốc Dân đảng ở Nam Kinh.

  3. Giải phóng toàn bộ Trung Hoa lục địa.

  4. Thu hổi chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa.

Câu 3:  Cuộc nội chiến (1946 – 1949) ở Trung Quốc trải qua mấy giai đoạn ?

  1. 2

  2. 3

  3. 4

  4. 5

Câu 4:  Cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản” ở Trung Quốc diễn ra vào thời gian nào?

  1. 1966 – 1969

  2. 1966 – 1971

  3. 1967 – 1969

  4. 1967 – 1970

Câu 5:  Người đề xướng đường lối cải cách – đổi mới đất nước Trung Quốc là ai ?

  1. Lưu Thiếu Kì

  2. Chu Dung Cơ

  3. Giang Trạch Dân

  4. Đặng Tiểu Bình

Câu 6:  Trong số các nước sau, nước nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á ?

  1. Trung Quốc, Nhật Bản.

  2. Hàn Quốc, Đài Loan.

  3. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nhật Bản.

  4. Ápganixtan, Nêpan.

Câu 7:  Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào thời gian nào?

  1. Tháng 12-1978.

  2. Tháng 10 – 1987.

  3. Đầu năm 1980.

  4. Tháng 12-1989.

Câu 8:  Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất gì?

  1. Một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.

  2. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.

  3. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

  4. Một cuộc nội chiến

Câu 9:  Mười năm đầu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (1949 – 1959), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

  1. Chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

  2. Chống Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.

  3. Thi hành một chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.

  4. Quan hệ thân thiện với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa khác.

Câu 10:  Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đầt nước như thế nào?

  1. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển.

  2. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa kém phát triển.

  3. Có một nền nông nghiệp phát triển.

  4. Có một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

Câu 11:  Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

  1. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.

  2. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

  3. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.

  4. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

Câu 12:  Chủ trương nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau năm 1959 đã 3 959 gây nên tình trạng khủng hoảng và trì trệ của xã hội Trung Quốc?

  1. Xây dựng “Công xã nhân dân”.

  2. Thực hiện đường lối “Đại nhảy vọt”

  3. Thực hiện cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”

  4. Tất cả đều đúng

Câu 13:  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc phát triển so với trước?

  1. Sự giúp đỡ của Liên Xô .

  2. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng.

  3. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.

  4. Vùng giải phóng được mở rộng.

Câu 14:  Điểm nổi bật của ngoại giao Trung Quốc trong những năm 1949 – 1959 ?

  1. Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao trung lập, tích cực.

  2. Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại thân Mĩ, đồng thời tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước thuộc địa.

  3. Quan hệ Trung Quốc với hai nước Ấn Độ, Liên Xô hết sức căng thẳng.

  4. Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực, góp phần củng cố hoà bình, thúc đẩy sự phát triển của phong hào cách mạng thế giới.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy khổ 2 (ngắn gọn, hay nhất)

Câu 15:  Từ sau năm 1987, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước?

  1. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.

  2. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân.

  3. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

  4. Thực hiện cải cách mở cửa.

Câu 16:  Trung Quốc chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm :

  1. 1964.

  2. 1965.

  3. 1973.

  4. 1959.

Câu 17:  Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” do ai đề xướng:

  1. Mao Trạch Đông.

  2. Lưu Thiếu Kì

  3. Lâm Bưu.

  4. Chu Ân Lai

Câu 18:  Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập vào thời gian nào?

  1. Tháng 12 – 1945.

  2. Tháng 8 – 1948.

  3. Tháng 9 – 1948.

  4. Tháng 10 – 1945.

Câu 19:  Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là gì?

  1. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của để quốc đối với nhân dân Trung Hoa.

  2. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến và tư bản trên đất Trung Hoa.

  3. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

  4. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 20:  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc có nhiều biến động khác trước?

  1. Sự giúp đỡ của Liên Xô.

  2. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng.

  3. Ảnh hưởng của phong trào cách mạnh thế giới.

  4. Vùng giải phóng được mở rộng.

Câu 21:  Mười năm đầu xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa (1949 – 1959), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

  1. Chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

  2. Chống Mĩ và các nước Tư bản chủ nghĩa.

  3. Thi hành một chính sách đổi ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.

  4. Thi hành một chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.

Câu 22:  Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ ?

  1. Hồng Kông.

  2. Đài Loan.

  3. Ma Cao.

  4. Bành Hổ.

Câu 23:  Từ năm 1987 trở đi, trong chính sách đối ngoại, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với các nước nào?

  1. Mi, Liên Xô, Mông Cổ.

  2. Liên Xô, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

  3. Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam, Cu-ba.

  4. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ

Câu 24:  Từ sau Chiến tranh thế giới thứ I đến năm 1949, ở Trung Quốc đã xảy ra bao nhiêu cuộc nội chiến ?

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

Câu 25:  Điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kì đổi mới (1978 – 2000)

  1. Là nền kinh tế nông – công nghiệp phát triển theo hướng tự cấp tự túc.

  2. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

  3. Xây dựng nền kinh tế thị trường tự do.

  4. Xây dựng nền kinh tế thị trường xà hội chù nghĩa.

Câu 26:  Thực chất của cuộc nội chiến 1946 – 1949 ở Trung Quốc là gì ?

  1. Là cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc.

  2. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhằm lật đổ nền thống trị phong kiến lâu đời ở Trung Quốc.

  3. Là cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: CNXH hay CNTB.

  4. Là cuộc đấu tranh chống lại nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở Trung Quốc.

Câu 27:  Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào?

  1. Sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc.

  2. Sự giúp đỡ của các nước chủ nghĩa xã hội.

  3. Sự giúp đỡ của Liên Xô.

  4. Sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô

Câu 28:  Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc tiến hành trong khoảng thời gian nào?

  1. 1949 – 1953

  2. 1953 – 1957

  3. 1957 – 1961

  4. 1961 – 1965

Câu 29:  Nét nổi bật trong quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc với Liên Xô trong những năm 1959 – 1978 ?

  1. Liên Xô – Trung Quốc hợp tác hữu nghị, đoàn kết chặt chẽ, thống nhất cao trong việc giải quyết những vấn đề chung của thế giới.

  2. Liên Xô vẫn giúp đỡ Trung Quốc về vốn, khoa học – kĩ thuật, phát triển kinh tế, tuy nhiên giữa hai nước đã bắt đầu xuất hiện những bất đổng, mâu thuẫn về đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

  3. Mâu thuẫn Liên Xô – Trung Quốc ngày càng sâu sắc. Các cuộc xung đột quân sự đã diễn ra ở vùng biên giới hai nước.

  4. Trung Quốc tìm mọi cách để khôi phục lại mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Liên Xô.

Xem thêm:  Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn

Câu 30:  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích:

  1. Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc.

  2. Tiêu diệt phong trào cách mạng Trung Quốc.

  3. Xoá bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc.

  4. A và B đều đúng.

Câu 31:  Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của Đường lối chung là:

  1. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.

  2. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.

  3. Đổi mới kính tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.

  4. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.

Câu 32:  Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là:

  1. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.

  2. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư bản trên đất Trung Hoa.

  3. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc.

  4. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội

Câu 33:  Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đất nước như thế nào?

  1. Quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển

  2. Quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa kém phát triển.

  3. Có một nền nông nghiệp phát triển.

  4. Có một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

Câu 34:  Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất:

  1. Một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo

  2. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.

  3. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

  4. Một cuộc nội chiến.

Câu 35:  Trước sự lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, tập đoàn Tưởng Giới Thạch thực hiện âm mưu gì?

  1. Phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc.

  2. Cấu kết với đế quốc Mĩ để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc.

  3. Đưa 50 vạn quân sang Mĩ để huấn luyện quân sự.

  4. Huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính qui tấn công vào vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 36:  Thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” Trung Quôc đạt được những thành tựu gì?

  1. Nền kinh tế Trung Quốc có một bước phát triển nhảy vọt.

  2. Đời sống nhân dân Trung Quốc được cải thiện.

  3. Kinh tế phát triển nhưng đời sống nhân dân Trung Quốc khó khăn

  4. Nền kinh tế hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân điêu đứng.

Câu 37:  Cuộc nội chiến lần thứ tư (1946 – 1949) ở Trung Quốc nỗ ra là do:

  1. Đảng Cộng sản phát động.

  2. Tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch phát động, có sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ.

  3. Đế quốc Mĩ giúp đỡ Quốc dân đảng.

  4. Quốc dân đảng cấu kết với bọn phản động quốc tế.

Câu 38:  Chủ trương nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau 1959 đã gây ra tình trạng khủng hoàng và trì trệ của xã hội Trung Quốc?

  1. Xây dựng “Công xã nhân dân”.

  2. Thực hiện đường lối “Đại nhảy vọt”.

  3. Thực hiện cuộc “Đại cách mạng hoá vô sản”

  4. Tất cả các vấn đề trên.

Câu 39:  Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào thời gian nào?

  1. Tháng 12 – 1978.

  2. Cuối năm 1978.

  3. Đầu năm 1980.

  4. Tháng 12 – 1989.

Câu 40:  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích gì?

  1. Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc.

  2. Tiêu diệt phong trào cách mạng Trung Quốc

  3. Xóa bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc

  4. Câu B và C đúng.

ĐÁP ÁN

1

D

9

C

17

A

25

D

33

D

2

D

10

D

18

C

26

C

34

C

3

A

11

B

19

C

27

D

35

A

4

A

12

D

20

B

28

B

36

D

5

D

13

B

21

C

29

C

37

B

6

B

14

D

22

C

30

D

38

B

7

B

15

D

23

B

31

A

39

B

8

B

16

A

24

C

32

C

40

A

Trên đây là những kiến thức trọng tâm sử 12 bài 3 đã được chúng tôi biên soạn bằng sơ đồ tư duy với mong muốn giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu