/tmp/bdfbp.jpg Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em Thái Nguyên | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em Thái Nguyên | Myphamthucuc.vn

Tuyển tập Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em Thái Nguyên lớp 8 ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Seri văn mẫu 8 với hơn 1000 bài viết cực hay.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em Thái Nguyên – Suối Cửa Từ

      Mỗi danh thắng cảnh trên mọi miền đất nước đều có đặc điểm riêng. Nó là sự thể hiện của nét đẹp, của văn hóa Việt Nam. Trên mảnh đất Thái Nguyên, bạn cũng có thể bắt gặp một danh lam thắng cảnh độc đáo. Đó chính là suối Cửa Tử. 

      Trước hết ta phải nói về vị trí địa lí của dòng suối này. Nó không nằm ở trung tâm thành phố. Muốn thăm suối, bạn cần đi ra khỏi trung tâm thành phố Thái Nguyên trên quãng đường bốn mươi lăm cây số. Nó nằm ở xã Hoàng Nông, huyên Đại Từ. Con suối mang theo tinh hoa đất trời khi chảy dài, chảy mãi từ dãy Tam Đảo rồi chảy dọc, đổ vào dòng sông Công hùng vĩ. Nơi đổ vào ấy chính là Cửa Tử- con suối đẹp xinh, rực rỡ. 

      Ta biết đến cái tên Cửa Tử khi giải nghĩa và chiết tự nó. Cửa Tử- cửa chết ư? Một cái tên rùng mình và làm con người có phần ghê sợ. Nhưng thực tế, đó là một địa điểm đẹp thu hút những con người ham mê xê dịch, yêu thích khám phá. Theo lí giải của người dân ở địa phương, Cửa Tử bắt nguồn từ chính đặc điểm đường đi của nó khi mà chỉ có một đường lên xuống. Nước suối theo mùa thất thường theo đặc điểm thời tiết, để rồi nó mãi như một bí ẩn thôi thúc khám phá trong mỗi con người. 

      Vùng đất Hoàng Nông với địa hình phức tạp đã ôm lấy con suối như một người mẹ hiền. Nó trải dài trên triền núi, mang theo mình cái vẻ hoang sơ, bí ẩn. Cách duy nhất giúp ta vào với con suối chính là hành trình rèn luyện chân khi đi bộ dọc bờ suối. Con đường đầu nhẹ nhàng với dòng nước lạnh nhưng trong veo. Độ sâu chỉ khoảng cỡ hơn một mét chưa quá mức thách thức. Nhưng càng đi, cái khó bắt đầu lộ ra. Dọc đó là đá, là những tảng đá khổng lồ chắn đường gây khó dễ. Nước suối hơi lanh, càng về xa càng lạnh. Cái lạnh thấm vào da nhưng không làm con người sợ hãi mà như thêm kích thích khám phá. Dọc suối là vô số những hòn đá hình thù kì lạ. Tất cả chúng đều méo mó, méo mó dưới sự bào mòn của thời gian. Tiếng của cành cây cổ thụ va đạp dọc hai bên bờ suối tác động trực tiếp vào thính giác con người. Còn văng vẳng đâu đây tiếng ếch nhái và chợt giật mình vì một đàn bướm xinh đẹp bay qua từng lớp, từng lớp. Không gian như kì ảo, mênh mông. Quãng đường đi bộ có thể bạn phải đối mặt khi thăm ngắm Cửa Tử ấy là ba cây số. Ba cây số cho một trải nghiệm nhìn ngắm thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ làm nao lòng người.

      Cửa Tử hay bất kì một danh thắng nào ở Thái Nguyên hay trên đất nước Việt Nam thì đều là niềm tự hào của mỗi người. Thiên nhiên đẹp tươi đã vun đắp tâm hồn và làm trái tim ta thêm giàu đẹp, ý nghĩa. Ta hãy yêu, hãy trân trọng dòng suối, mạch nguồn tự nhiên và mạch nguồn của yêu thương vô tận. 

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em Thái Nguyên – Suối Cửa Từ

      Cửa Tử – cái tên mới nghe đã thấy rùng mình, nhưng lại là nơi thu hút những người ưa mạo hiểm tham quan, khám phá, nhất là trong những ngày nắng nóng.

      Suối Cửa Tử nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 45 km, thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ. Xã nằm ở phía tây của huyện và thuộc vùng núi Tam Đảo, tiếp giáp với đỉnh cao nhất của dãy núi này (1.590 m). Đây cũng là xã ngã ba ranh giới giữa ba tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Một dòng suối chảy từ dãy Tam Đảo xuống, dọc theo chiều dài của xã rồi đổ vào sông Công, đó là Cửa Tử.

      Xã Hoàng Nông có địa hình tương đối phức tạp. Đồi núi có độ dốc lớn. Xen kẽ đồi núi là những dải đồng bằng nhỏ hẹp với cánh đồng rau màu, và thửa ruộng bậc thang đẹp mắt nằm ngay trung tâm của xã, cùng với đó là hệ thống ao, hồ, đập chắn giữ nước nằm rải rác ở các xóm.

      Cửa Tử thực chất là một con suối trải dài, hấp dẫn những bạn trẻ ưa khám phá bởi sự hoang sơ, thất thường của dòng suối. Người dân bản địa sống gần con suối này cho biết, sở dĩ gọi là Cửa Tử bởi vì ở đây chỉ có duy nhất một đường lên xuống. Nước suối lại cao thấp thất thường theo lượng mưa, nên ít người có thể khám phá hết con suối. Nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi cao vút, dòng suối như một con rắn uốn mình trườn đi.

      Để vào suối Cửa Tử, cách duy nhất là bạn phải đi bộ men theo bờ suối. Đoạn đường khởi đầu khá dễ, nhưng có nhiều đoạn phải ngâm mình trong dòng nước lạnh khoảng 15-20 độ, sâu đến 1,5m. Lội qua được đoạn nước sâu, bạn đã thấy những tảng đá khổng lồ hiện ra chắn đường. Nếu không có chiếc thang do người dân quanh vùng tự chế, bạn chắc chắn không thể vượt qua được vật cản này.

      Dòng nước lúc len lỏi qua các khe đá, lúc ào ào đổ xuống như những con thác nhỏ. Nhiều tảng đá bị nước bào mòn tạo thành những hình thù kỳ dị, trông rất lạ mắt.

      Càng đi sâu, núi rừng càng hoang vu. Hai bên bờ suối là những cây cổ thụ buông bóng bao phủ mặt nước, những chiếc rễ đua ra như những lưỡi hái của tử thần. Trong không khí lạnh lẽo, hoang sơ với tiếc róc rách của đại ngàn, chốc chốc tâm hồn ta lại được phiêu lưu với từng đàn bướm sặc sỡ sắc màu bay lượn rập rờn và tiếng động vật hoang dã nhảy nhót đâu đây

      Có lẽ cảm giác hấp dẫn nhất với những ai ưa mạo hiểm chính là vượt qua các tảng đá cao trơn trượt, và cây cầu bắc qua trên dòng thác đang chảy mạnh. Nước ở Cửa Tử trong vắt, có thể nhìn thấy tận đáy ngay cả ở những nơi sâu nhất. Trời nắng nóng, được đầm mình trong dòng nước mát lạnh ở đây sẽ giúp bạn hồi sức sau một hành trình dài khám phá. Bởi sự hiểm trở của Cửa Tử, đến nay, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ.Sau hành trình dài đi bộ khoảng 3 km ngược dòng lên đỉnh núi, một thác nước lớn hiện ra. Hơi mát lạnh từ con thác giúp bạn cảm thấy hưng phấn hơn. Đến đây, bạn có thể ngồi nghỉ trên những phiến đá cao vào chiêm ngưỡng phong cảnh hùng vĩ, hoang sơ.

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy Nhóm halogen ngắn gọn, dễ hiểu | Myphamthucuc.vn

      Vẻ đẹp bí ẩn của dòng suối khiến Cửa Tử hứa hẹn trở thành điểm du lịch hấp dẫn của những bạn trẻ ưa khám phá và yêu thích vẻ đẹp tự nhiên của rừng núi, cũng là nơi giải nhiệt hữu hiệu cho ngày hè oi bức của miền Bắc.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em Thái Nguyên – Hồ núi Cốc

      Núi Cốc là tên gọi một vùng đất, vùng hồ thấm đẫm chất huyền thoại về câu chuyện tình thuỷ chung giữa nàng Công, chàng Cốc. Họ yêu nhau nhưng không thành, một người nước mắt chảy thành sông, người kia chờ đợi mỏi mòn hoá thành núi. Và chính trên con sông Công huyền thoại người ta đã cho xây dựng Hồ Núi Cốc, một hồ nước nhân tạo mang vẻ đẹp tự nhiên, gắn với câu chuyện tình đã đi vào ca khúc “Huyền thoại Hồ Núi Cốc” của nhạc sĩ Phó Đức Phương: “…Nắng lên xanh màu xanh huyền thoại/ Nghe câu chuyện xưa của đôi trai gái/ Tha thiết yêu nhau vẫn không thành đôi/ Ngày tháng dài nhớ mong khôn cùng/ Một người đau nước mắt thành sông/ Một người chờ, chờ hoá núi…”

      Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một chàng trai nghèo sống bằng nghề đốn củi, chàng có tên là Cốc. Bởi vì quá nghèo nên chàng Cốc không thể lấy được vợ. Mỗi lúc buồn, chàng chỉ còn biết gửi nỗi lòng vào tiếng sáo. Một năm mất mùa, chàng Cốc đến nhà quan lang ở vùng gần sông Công, sông Gâm làm thuê. Quan lang này có một cô con gái xinh đẹp và hát hay, múa giỏi nức tiếng khắp vùng, đó là nàng Công. Nhiều người đến ướm hỏi nhưng nàng Công không ưng một ai. Duyên trời định đoạt, tiếng sáo chàng Cốc đã khiến trái tim người con gái rung động. Biết chuyện, quan lang vô cùng tức giận. Ông bắt chàng Cốc làm những việc khó khăn, nguy hiểm nhưng với sự giúp đỡ của tiên ông và các loại thú rừng, chàng Cốc đã hoàn thành tất cả yêu cầu. Song điều đó không làm quan lang hài lòng, ông bắt nhốt nàng Công trong nhà và cho quân truy đuổi chàng Cốc. Chàng bèn về quê chờ ngày gặp lại người yêu. Chàng chờ mãi, chờ đến khi cả tấm thân hóa thành quả núi mà nàng Công vẫn chưa đến, còn nàng Công thương nhớ chàng Cốc, khóc ròng rã đến khi nước mắt chảy dài thành sông. Khu du lịch Hồ Núi Cốc được xây dựng trên một khuôn viên rộng có những cảnh quan thiên nhiên đẹp. Không khí ở đây rất trong lành mát mẻ. Xung quanh hồ là những dãy núi, rừng cây bao phủ và đồi chè xanh mướt nhấp nhô tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy mê hoặc. Hồ Núi Cốc giống như một chiếc gương khổng lồ soi chiếu tất cả mọi vật tạo nên cảnh sắc huyền ảo lung linh, lúc ẩn lúc hiện.

      Đến Hồ Núi Cốc, thú vị nhất là được du thuyền trên hồ, khám phá những đảo đất xinh đẹp nhưng vẫn giữ nguyên nét hoang sơ. Trên hải trình, du khách không khỏi tò mò trước một cổng tam quan bề thế trên đảo Núi Cái. Thuyền cập bến ở đây, bước lên 108 bậc thang, du khách sẽ tới nhà cổ đã hơn 200 năm tuổi. Bên trong ngôi nhà có hơn 1000 hiện vật được trưng bày, đây là những sản phẩm thủ công truyền thống được quy tụ từ hơn 90 làng nghề trên mọi miền đất nước. Hay ghé thăm đền bà chúa Thượng Ngàn linh thiêng.

      Tại đây còn có Quần thể chùa Thác Vàng nằm trong lòng Phật, nổi bật với nghệ thuật điêu khắc được tạo tác công phu, mỗi bức có diện tích khoảng 25 – 30m2, thể hiện triết lý nhà Phật trong thuyết Nhân Quả. Bên trên công trình là đài sen tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni đồ sộ, cao đến 45m, hướng ánh nhìn ra Hồ Núi Cốc. Đặc biệt là sân khấu biểu diễn nhạc nước, những âm điệu nhảy múa theo các tác phẩm như Huyền thoại Hồ Núi Cốc, chuyện tình nàng Công chàng Cốc, Thái Nguyên thủ đô gió ngàn…

      Đối với những du khách thích khám phá sẽ có thể lựa chọn cho mình tuyến tham quan động huyền thoại cung, động ba cây thông, động thế giới cổ tích. Ở đó du khách sẽ ấn tượng bởi những mê cung huyền ảo, được chiêm ngưỡng những kiệt tác của thiên nhiên với đủ các hình dáng khác nhau hoặc đọc các câu chuyện thần tiên, câu chuyện cổ tích khắc trên vách hang. Tất cả sẽ đưa du khách vào thế giới kỳ diệu để quên đi hết những mệt nhọc những ưu phiền của cuộc sống hàng ngày và sẽ thấy lòng tĩnh tại

      Không đơn thuần là nơi để nghỉ ngơi, Hồ Núi Cốc còn là nơi để du khách đắm mình vào huyền thoại, cảm nhận rõ hơn về tình yêu, cuộc sống và thậm chí là có cơ hội để nhìn lại mình. Hồ Núi Cốc vào thu, phong cảnh như càng tĩnh lặng hơn, giúp chúng ta quên hết những ưu phiền, mệt mỏi, những náo nhiệt của cuộc sống thị thành để đắm chìm trong không gian xanh mát, yên bình.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em Thái Nguyên – Hồ núi Cốc

      Đến hồ Núi Cốc, nghe một chuyện tình được truyền tụng từ bao đời: “Một người đi nước mắt thành sông. Một người chờ tấm thân hoá núi”. Khu du lịch hồ Núi Cốc. Hình tượng nàng Công, chàng Cốc.

      Từ Hà Nội ngược theo quốc lộ số 3 hơn 60km, đến thành phố Thái Nguyên, rẽ về Đại Từ chừng 30km nữa là đến khu du lịch hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Tây Nam. tạo, được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành 1994. Hồ gồm một đập chính dài 480 mét và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ rộng 25km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới 89 hòn đảo, có đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú ngụ của những đàn cò… Lòng hồ sâu 23 mét, dung tích nước hồ là 175 triệu m3. Hồ có khả năng khai thác từ 600-800 tấn cá/năm.Hồ Núi Cốc có một công trình thủy lợi tưới tiêu cho các cánh đồng huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Phú Lương… và là một thắng cảnh du lịch nghỉ ngơi.

      Tạo hóa tài tình cùng với sức mạnh dời non lấp biển của ngàn vạn thanh niên trên công trường hồ Núi Cốc những năm 1960 của thế kỷ 20, đã biến nơi đây thành một danh lam thắng cảnh “đông che hè thoáng” để có thể đón du khách đến nghỉ ngơi thăm thú quanh năm. Những năm gần đây, khu du lịch hồ Núi Cốc (thuộc xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã khoác lên mình một diện mạo mới do bàn tay của các nghệ nhân sáng tạo, nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, du khách ưa vẻ hoang dã của tự nhiên vẫn có thể tìm cho mình một khoảng thiên nhiên khoáng đạt riêng để thả hồn vào huyền thoại chàng Cốc, nàng Công… 

Xem thêm:  Bộ đề Đọc hiểu Vợ chồng A Phủ hay nhất | Myphamthucuc.vn

      Vùng đất huyền thoại 

      Một phong cảnh sơn thủy phóng khoáng, nhuốm màu sắc huyền thoại hiện ra trước tầm mắt. Đó là cảm nhận đầu tiên khi bạn đặt chân tới nơi đây. Khu du lịch hồ Núi Cốc là một quần thể hài hòa giữa đất trời, mây nước, núi sông và những bản làng quê kiểng… Những ngôi nhà nghỉ, cửa hàng, quán giải khát…nằm rải rác thoắt ẩn thoắt hiện men theo những khúc đường quanh co uốn lượn quanh hồ. Bên những thân cây đại thụ bắt rễ dưới chân núi là những luống hoa, cây cảnh dẫn lối du khách men theo sườn núi. Miên man theo những lối mòn dìu dặt ấy, du khách sẽ bắt gặp những ngôi nhà nho nhỏ, lọt giữa những khuôn viên xinh xắn của cư dân vùng hồ.

      Vùng đất in bóng núi Tam Đảo này đã lưu truyền một câu chuyện tình đẹp từ xửa xưa, mà minh chứng sinh động của nó chính là khu du lịch hồ Núi Cốc ngày nay. Điểm đến chinh phục du khách bắt đầu từ một huyền thoại quả là không nhiều! Người ta tới đây để chiêm ngưỡng, thăm thú cảnh núi non mây nước Việt Bắc, còn những tâm hồn đa cảm thì nhẩn nha gặm nhấm mối tình đẫm nước mắt của chàng Cốc, nàng Công.

      Chuyện xưa kể rằng, có đôi trái gái yêu nhau tha thiết, thủy chung, nhưng vì chàng trai quá nghèo nên không được sự chấp thuận của cha mẹ cô gái vốn là một gia đình quan lang giàu có. Mọi sự ngăn cản, cấm đoán cũng chỉ khiến đôi trai gái thêm quyết tâm mong ngóng chờ đợi nhau. Tiếng sáo của chàng Cốc không còn vọng đến nàng Công. Nước mắt nàng Công chỉ mình nàng Công biết. Nhớ thương tuyệt vọng, chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sững giữa trời. Suốt bốn mùa, gió man mác trong cây lá như tiếng sáo xa xăm vọng về. Còn nàng Công, trong buồng giam nhớ thương chàng Cốc khôn nguôi. Nàng khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Những giọt nước mắt yêu thương thủy chung qua năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc. Mỗi năm khi mùa hè đến, trên núi Cốc và đôi bờ sông Công nở đầy loài hoa sim tím, như thầm nhắc thiên diễm tình thuở ấy. Nàng Công quặn mình đau đớn, uất hận khao khát. Đó là những ngày mưa lũ, nước sông Công dâng ào ạt để gần núi Cốc hơn.

      Một điều thật thú vị là nơi sinh ra huyền thoại chàng Cốc, nàng Công, chính là vùng chè Tân Cương thơm ngon nhất trên đất Thái Nguyên. Tại đây, du khách có thể ngắm nhìn trùng trùng điệp điệp những đồi chè xanh ngăn ngắt trổ đều từng búp lá non mỡ màng. Và thấp thoáng, vài cô gái đang chọn hái các nõn chè bỏ vào chiếc gùi đeo trước ngực. Các cụ già kể lại với hậu thế rằng, nước mắt nàng Công thấm vào rễ cây chè, tạo nên vị ngọt cứ lưu luyến, ngân nga, để người ta nhấp chén trà một lần rồi nhớ mãi.

      Nếu du khách có nhu cầu, chủ nhà sẵn sàng thu xếp một chỗ nghỉ ngơi để đêm ấy, bên bếp lửa bập bùng, vừa thưởng thức những đặc sản của núi rừng Việt Bắc, vừa nghe lại câu chuyện tình sông Công núi Cốc: “Một người đi nước mắt thành sông. Một người chờ tầm thân hoá núi…” do chính những người dân địa phương kể với một cảm xúc hào hứng vẹn nguyên…

      Và đêm ấy, cho dù rượu cần có nồng nàn đến mấy, cho dù gió hồ có rười rượi bao nhiêu… du khách vẫn bồn chồn thao thức chờ tới sáng để được lên tàu, được bồng bềnh với trời mây sóng nước. 89 ngọn núi xưa kia nay đã thành 89 hòn đảo nhỏ, còn nguyên vẹn thảm thực vật và quần thể động vật hoang dã sơ khai. Có lẽ vì thế mà nhiều đảo mang những cái tên rất gợi cảm: Đảo Cò, đảo Dê, đảo Khỉ… Trên đó, du khách có thể cắm trại một vài ngày để đắm mình trong bầu không khí tinh khiết, tĩnh lặng, hoặc có thể cuối ngày lại trở về khu khách sạn Bến Đợi. Đó là một khu nhà nổi giống như một quần đảo nhỏ giữa lòng hồ. Trên đó, ngoài những căn phòng sang trọng với những tiện nghi hiện đại còn có hàng chục chiếc lều làm bằng tre giang, mái lợp lá cọ trông như những quán cóc xiêu xiêu…

      Điểm du lịch cuối tuần thú vị 

      Cách Hà Nội khoảng l00km, khu du lịch hồ Núi Cốc thực sự là một nơi khiến người ta có thể rũ bỏ mọi sự mệt mỏi. Muốn làm chủ một không gian rộng lớn, du khách sẽ được đi ca nô tới các hòn đảo như: đảo Cò dập dìu những đàn cò trắng, cò lửa, chiều về đậu rợp bóng cây; đảo Dê với hàng trăm chú dê nhởn nhơ trên những vách đá cheo leo kiếm ăn, rồi đảo Bồng Bồng, đảo Keo, núi Văn, núi Võ, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Khung cảnh các hòn đảo ở đây dường như còn giữ được vẻ hoang sơ vốn có của thiên nhiên. Do vậy, nó chiếm được rất nhiều cảm tình của du khách. Bên cạnh đó, du thuyền câu cá trên hồ cũng là một thú của du khách khi đến với hồ Núi Cốc. Lòng hồ có các loại cá chép, mè, trắm, có con cân nặng tới 50kg. 

      Đặc biệt, việc xây dựng một “Huyền Thoại Cung” lộng lẫy, kỳ công rộng 2.000m2 và sự tôn tạo lại các cảnh quan, đã mang lại cho khu du lịch hồ Núi Cốc những thay đổi lớn, bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại. Trước hết phải nói tới “Huyền Thoại Cung” được 50 nghệ nhân từ miền Hạ Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) chế tác. Có thể nói “Huyền Thoại Cung” là cả vùng non nước bao la sông Công, núi Cốc thu nhỏ và được bày trí một cách sống động từ ngọn núi, rừng cây, khe suối… Trên chiếc thuyền phao di dạo trên dòng sông “Lười” – tượng trưng cho nước mắt của nàng Công, trong chốc lát, du khách như được chứng kiến tận mắt huyền thoại chàng Cốc, nàng Công được tái hiện trong “Huyền Thoại Cung”. Chắc chắn, đây là một đìểm thu hút trẻ em hơn cả, vì ngoài phong cảnh, du khách “nhí” còn được nghe các nghệ sĩ kể câu chuyện tình huyền thoại đầy ly kỳ, hấp dẫn được dàn dựng công phu về âm thanh, ánh sáng, tiếng động, tiếng chim hót, tiếng nước chảy rì rào… Cách “Huyền Thoại Cung” không xa là một vườn bách thú thu nhỏ với hàng chục loài vật khác nhau như: khỉ, trăn, cá sấu, đà điểu,… Được biết, trong năm nay người ta còn tái hiện lại sự tích “Ba cây thông” – ý tưởng cũng bắt nguồn từ một câu chuyện tình đầy thương cảm xảy ra ở vùng đất này. Và bây giờ, ba cây thông vẫn tươi xanh, tỏa bóng mát rượi, người dân vùng Phúc Tân, huyện Đại Từ trìu mến gọi là “Chợ tình ba cây thông”. 

Xem thêm:  Bài 26. Cảm ứng ở động vật (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

      Ngoài ra, khách sạn hồ Núi Cốc cũng có nhiều cụm vui chơi giải trí như: Công viên nước có 8 đường trượt, bể bơi Hoàng Hôn rộng 300m2 trong khuôn viên 3,4 ha. Khuôn viên được tạo bởi những con đường duyên dáng trải sỏi, các luống cỏ được chăm sóc kỹ lưỡng nên có màu xanh mượt mà. Hai bãi tắm Bình Minh và Thiên Nga dành cho những người ưa mạo hiểm. Một cây cầu nhỏ vươn ra hồ khiến du khách có cảm giác thật dễ chịu khi đứng ngắm hoàng hôn và những dãy núi xa xa… 

      Vườn lan rừng có địa thế đẹp, hướng ra hồ là nơi du khách có thể vừa ngồi thưởng thức ấm trà Tân Cương chính hiệu vừa ngắm những đóa lan rừng mộc mạc, khác hẳn với các loài lan kiêu sa, sang trọng chốn đô hội. Bàn ghế ngồi cũng được cách điệu từ hình thù của những con thú rừng được đục đẽo bằng gỗ. Tại đây du khách cũng có thể phóng xa tầm mắt, hòa tâm hồn vào non nước mây trời khoáng đạt của hồ Núi Cốc.

      Khu du lịch hồ Núi Cốc còn có thêm hai tour khá hấp dẫn: leo núi và đi chợ thuyền. Núi Võ, núi Văn, núi Quần Ngựa là ba ngọn núi cao nằm về phía đông bắc của dãy Tam Đảo có đặc điểm địa hình và khí hậu rất thích hợp với môn leo núi. Mất chừng một buổi sáng để chinh phục những ngọn núi trên, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí mát lạnh ngay cả giữa trưa hè và ngắm nhìn cảnh non nước hữu tình từ độ cao trên 800m. Du khách người nước ngoài đến đây, thường không bỏ qua tour du lịch này. Xuôi về hướng đông nam một chút là chợ Cây Thông họp vào những ngày lẻ ở xã Phúc Tân, huyện Phổ Yên.

      Du khách đi chợ có thể lên thuyền loại 8-60 chỗ ngồi hoặc thuê thuyền độc mộc chỉ có hai chiếc ghế cho khách và một người lái đò (là dân bản địa kiêm luôn hướng dẫn viên du lịch) suốt chặng đường khá thú vị. Tới chợ, khách được tham dự một phiên chợ đặc trưng của vùng cao Việt Bắc với cảnh bán mua rất vui mắt của đồng bào Mông, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu… Ngoài các thứ thổ sản, thổ cẩm ở chợ, khách còn có thể tha thẩn dạo bộ vào các bản làng thăm thú và mua đặc sản chè móc câu chính hiệu từ các lò chế biến thủ công của địa phương. Từ đây, nếu du khách không muốn trở lại bằng thuyền để lần nữa được thưởng ngoạn một “Vịnh Hạ Long” thơ mộng giữa núi rừng Việt Bắc hùng vĩ, thì đã có sẵn đội quân xe “Minsce” sẵn sàng đưa khách ra quốc lộ cách đó không xa để đón ôtô về Hà Nội hoặc lên Thái Nguyên…

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em Thái Nguyên – Hồ núi Cốc

      “Bồng bềnh hứ bồng bềnh, tròng trành hứ tròng trành. Một vùng núi cao, nước sâu thuyền trôi, thuyền trôi, mái chèo bâng khuâng dưới chân Tam Đảo…” câu hát say lòng của nhạc sỹ Phó Đức Phương như mời gọi du khách tìm về hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) tham quan nghỉ dưỡng với câu chuyện tình lãng mạn giữa chàng Cốc và nàng Công.

      Từ thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đi qua những nương chè Tân Cương, đi hết những rừng cây liên tiếp nối nhau đã thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến hồ Núi Cốc là một phong cảnh sơn thuỷ bình yên, hồ giống như một chiếc gương khổng lồ soi chiếu tất cả mọi vật tạo nên cảnh sắc huyền ảo, lung linh, lúc ẩn lúc hiện. Xa xa là những đồi chè xanh ngắt trải dài, trổ đều những búp non mỡ màng, thấp thoáng bóng dáng các cô gái tay thoăn thoắt hái chè. Những người dân ở đây bảo: Núi Cốc là tên gọi một vùng đất với chất huyền thoại về câu chuyện tình thủy chung giữa nàng Công và chàng Cốc. Họ yêu nhau nhưng không thành, một người ra đi nước mắt chảy thành sông, người kia chờ đợi mỏi mòn hóa thành núi. Không chỉ có vậy, hồ Núi Cốc là thành quả lao động của nhân dân và các thế hệ học sinh, sinh viên những năm 80 của thể kỷ XX đã chung sức ngăn dòng sông Công xây thành hồ Núi Cốc.

      Trong màu xanh ngăn ngắn của mặt hồ, trong cái tĩnh lặng của trời, mây, sông, nước, 89 hòn đảo trên hồ lần lượt hiện ra góp thêm chất thơ cho hồ Núi Cốc càng trở nên quyến rũ.Hòn đảo lớn nhất gọi là đảo Tiên Nằm, phía xa xa là đảo Cò xanh thẫm, với những bãi sim và rặng tre già hoang sơ là nơi trú ngụ của rất nhiều loại chim, cò… Rời khỏi đảo Cò, thuyền đưa chúng tôi vào đảo Núi Cái thăm khu trưng bày các sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam với hơn 1.000 sản phẩm bằng những chất liệu khác nhau…

      Ngoài ra, nơi này còn có một khu vui chơi, giải trí khá hiện đại. Những người thích khám phá có thể lựa chọn cho mình tuyến tham quan động huyền thoại cung, động ba cây thông, động thế giới cổ tích. Ở đó du khách sẽ ấn tượng bởi những mê cung huyền ảo và những kiệt tác của thiên nhiên với đủ các hình dáng khác nhau cùng đọc các câu chuyện thần tiên, câu chuyện cổ tích khắc trên vách hang… Tất cả đã khiến khách du lịch tạm quên những mệt nhọc những ưu phiền của cuộc sống hàng ngày và sẽ thấy lòng tĩnh tại.      

      Khi đến chốn non xanh nước biếc, chúng tôi không chỉ được ngắm phong cảnh mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của hồ Núi Cốc như cá mè, tôm đá… Ra về ai cũng không quên mua ít trà Tân Cường đặc sản của vùng đất Thái Nguyên.Để đưa hồ Núi Cốc thành vùng du lịch trọng điểm của quốc gia, UBND tỉnh Thái Nguyên lập quy hoạch chi tiết phát triển vùng du lịch hồ Núi Cốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn I.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu