/tmp/jtaab.jpg
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam phong phú và đa dạng vô cùng. Mỗi câu chuyện là những thông điệp, bài học đắc giá gửi đến độc giả, trong đó truyện em bé thông minh với mô tuýp đời thường, quen thuộc nhưng để lại ấn tượng sâu đậm với ý nghĩa độc đáo.
Một câu chuyện ý nghĩa, tạo ấn tượng phải là câu chuyện mang ý nghĩa, có giá trị tốt đẹp cho người đọc. Truyện cậu bé thông minh sẽ đưa độc giả trở về với thời xa xưa cụ thể là nhân vật nhỏ tuổi tài cao, có công giúp nước nhà.
Nhân vật chính trong truyện này được tác giả xây dựng là hình ảnh một cậu bé chỉ khoảng 7 – 8 tuổi, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng vốn có tài trí thông thái, nhanh nhẹn. Sau nhiều lần đặt cậu bé vào các tình huống thử thách tài trí của nhà vua và viên quan thì cậu bé đều tự tin và vượt qua một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đầu tiên có thể kể đến lần viên quan tình cờ đi qua, hỏi rằng trâu nhà cậu bé một ngày sẽ cày được mấy đường. Trước câu hỏi hóc búa này thì người cha chỉ ngơ ngác nhìn còn cậu bé nhanh nhảu đáp lại quan, nếu quan trả lời được ngựa của quan đi bao nhiêu bước thì cậu bé sẽ cho quan câu trả lời trâu của mình. Thứ hai là lần thách của vua yêu cầu phải làm sao cho ba con trâu đực đẻ thành chín con trâu, hay tình huống con chim sẻ dọn thành ba mâm cỗ đều không làm khó được cậu bé. Gặp gỡ vua cậu bé vẫn tỏ ra tự tin, thông minh xuất trúng khiến vua mắc bẫy, công nhận tài năng thật sự của cậu. Lần quan trọng cuối cùng là nhờ cậu bé mà vua chiến thắng được lời thách đấu của nước láng giềng, mang lại vinh quang, hãnh diện về cho đất nước, dân tộc.
Như vậy, câu chuyện được lồng ghép tình huống vô cùng hợp lí, gần gũi nhưng có thể làm toát lên vẻ đẹp của nhân vật cùng tầng ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến cho độc giả. Truyện đề cao, ca ngợi người tài cao hiểu rộng trong xã hội, mang tính thực tiễn. Ngoài ra câu chuyện còn để lại tiếng cười với sự hài hước, dí dỏm cho độc giả.