/tmp/dahgm.jpg
Ca dao Việt Nam có những câu: Tò vò mà nuôi con nhện/ Đến khi nó lớn, nó quyện nhau đi/ Tò vò ngồi khóc tỉ ti/ Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào?
Khi tò vò xây tổ xong nó sẽ đi kiếm nhện và đốt cho chúng sống dở chết dở. Sau đó tò vò mang nhện về tổ rồi lấp đất lại. Không phải tò vò nuôi nhện mà nó bắt, nhốt nhện vào tổ, đẻ trứng trong đó chờ khi ấu trùng tò vò ra đời thì có sẵn nguồn thức ăn dự trữ. Ấu trùng tò vò lớn lên thì nhện cũng “quyện nhau đi”- có nghĩa là hết đời.
Như vậy, nhện hoàn toàn không phải là con vật được làm ơn rồi vô ơn, bội bạc mà nó là nạn nhân của tò vò. Đó là tập tính sống đó của tò vò. Những hình thức con nuôi, con đòi trong xã hội xưa phải chăng chính là một điển hình của chuyện “Tò vò mà nuôi con nhện”? Núp dưới danh nghĩa con nuôi nhưng thực chất là lợi dụng sức lao động của nạn nhân. Và như thế, phải chăng, phần đông chúng ta vẫn đang hiểu sai về ý nghĩa của một bài ca dao cổ.