/tmp/jmmmc.jpg Vì sao quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị? | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Vì sao quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị? | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Vì sao quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị?

Lời giải

Quyền lực nhà nước là quyền lực chung của cộng đồng, được tổ chức thành nhà nước nằm trong tay một giai cấp, lực lượng nhất định trong xã hội. Khi nói đến quyền lực nhà nước là nói đến khả năng, năng lực của nhà nước để nhà nước áp đặt ý chí (ý chí này vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội như đã phân tích) của mình lên các chủ thể trong xã hội trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước. Quyền lực nhà nước mang tính pháp lý và được bảo đảm thực hiện bằng hệ thống các công cụ bạo lực của nhà nước.

1. Quyền lực nhà nước là gì?

Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị được thực hiện bằng bộ máy nhà nước là cơ quan, là công cụ của quyền lực chính trị. Nhà nước thể hiện một cách tập trung quyền lực chính trị.

Tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc này cũng là quan điểm trong chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ở thời kỳ đẩy mạnh đổi mới kinh tế chính trị.

2. Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị?

Các học thuyết về nhà nước thường chỉ đề cập đến nguồn gốc ra đời, bản chất của nhà nước mà ít khi nghiên cứu sâu về nguồn gốc của quyền lực nhà nước – một yếu tố “cơ bản” bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển (yếu tố đảm bảo khả năng duy trì sự tồn tại của nhà nước) của bất cứ nhà nước nào. Chính quan điểm về nguồn gốc của quyền lực nhà nước sẽ định hình cho các cách thức tổ chức nhà nước để bảo đảm thực thi quyền lực nhà nước. Trong bài viết này tác giả không có ý định đào sâu nghiên cứu các cách thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước mà chỉ gắng sức làm rõ về các nội dung: Quyền lực, quyền lực nhà nước và nguồn gốc thật sự của quyền lực nhà nước.

Thứ nhất, bàn về quyền lực.

Quyền lực là một yếu tố gắn liền với quản lý, nó là điều kiện phát sinh và duy trì các quan hệ xã hội, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý. Vì vậy, quyền lực là khái niệm được các nhà tư tưởng quan tâm nghiên cứu từ rất sớm.

Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về quyền lực và chưa có một khái niệm thống nhất về quyền lực. Tuy nhiên, có thể tạm hiểu quyền lực với nghĩa đơn giản nhất đó là khả năng mà chủ thể này có thể áp đặt ý chí và buộc chủ thể khác phải thực hiện theo ý chí của mình bằng một sức mạnh cưỡng chế nào đó. Hay nói cách khác “quyền lực” là cái mà nhờ nó chủ thể này (chủ thể có quyền lực) có thể áp đặt ý chí của mình lên chủ thể khác (chủ thể bị quyền lực chi phối). Vì vậy, khi nói đến quyền lực là chúng ta nói đến mối quan hệ quyền lực, trong đó:

+ Trong mối quan hệ quyền lực, có ít nhất là hai chủ thể bao gồm chủ thể có “quyền lực” đóng vai trò áp đặt ý chí lên chủ thể còn lại (chủ thể bị quyền lực chi phối). Ví dụ, trong mối quan hệ giữa A và B thì A là chủ thể có quyền lực nhưng trong mối quan hệ giữa A và C thì A lại là chủ thể bị chi phối bởi quyền lực của C.

 + Mối quan hệ quyền lực ấy tồn tại trong điều kiện lịch sử cụ thể. Trong điều kiện tồn tại khác nhau, mức độ thực hiện quyền lực sẽ khác nhau, thậm chí có sự hoán đổi vị trí của các chủ thể tham gia quan hệ quyền lực đó. Ví dụ, tại thời điểm này A là chủ thể có “quyền lực” tuyệt đối với B nhưng tại thời điểm khác hoặc không gian khác A có mức độ thực hiện quyền lực với B thấp hơn hoặc thậm chí B mới là chủ thể có “quyền lực” với A.

+ Ngoài ra khi bàn về quyền lực, các nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng không chỉ có “quyền lực tuyệt đối” mà “mức độ” thực hiện quyền lực phụ thuộc vào “mức độ” của sức mạnh (sức mạnh này có thể là sức mạnh bạo lực, sức mạnh về tài lực hay sức mạnh của trí tuệ) mà chủ thể có quyền lực sử dụng để áp đặt ý chí lên chủ thể bị chi phối bởi quyền lực.

Thứ hai, quyền lực nhà nước.

Quyền lực trong xã hội, xét về nội dung, phạm vi, chủ thể,… có cấu trúc phức tạp được hình thành từ nhiều loại quyền lực khác nhau. Các loại quyền lực này cùng tồn tại, đan xen và tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể của quyền lực trong xã hội. Trong đó, đáng chú ý nhất chính là quyền lực chính trị và quyền lực công, trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến quyền lực công (quyền lực nhà nước).

Xem thêm:  Viết lưu bút hay cho bạn thân nhất cực hay | Myphamthucuc.vn

Nhà nước là một tổ chức pháp lý của một cộng đồng dân cư trên phạm vi lãnh thổ quốc gia, ngoài trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhà nước còn có trách nhiệm quản lý dân cư, bảo vệ công dân của mình, đồng thời phải thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Muốn vậy, nhà nước phải có “quyền lực nhà nước” và quyền lực ấy phải được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Nghĩa là, quyền lực đó phải mang tính pháp lý và phải được bảo đảm thực hiện bằng hệ thống các thiết chế bạo lực của nhà nước.

Xét dưới góc độ bản chất, nhà nước luôn mang tính giai cấp, nhà nước là công cụ mà giai cấp thống trị xã hội thiết lập để truyền tải quyền lực chính trị của giai cấp thống trị lên nhà nước, biến thành quyền lực nhà nước để thực thi trong thực tiễn. Vì vậy, nhà nước phải thực hiện chức năng giai cấp, nghĩa là phải phục vụ và bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị xã hội.

Với tư cách là một bộ máy công quyền (bộ máy tổ chức thực thi quyền lực công), nhà nước không chỉ phải thực hiện chức năng giai cấp mà còn phải thực hiện chức năng xã hội. Do đó, nhà nước phải sử dụng tổng hợp các nguồn lực, kể cả quyền lực nhà nước để thiết lập và bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển và nhất là bảo vệ và phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, trong đó có lợi ích của tất cả các giai cấp, tầng lớp, các nhóm người trong xã hội.

Tóm lại, Quyền lực nhà nước là quyền lực chung của cộng đồng, được tổ chức thành nhà nước nằm trong tay một giai cấp, lực lượng nhất định trong xã hội. Khi nói đến quyền lực nhà nước là nói đến khả năng, năng lực của nhà nước để nhà nước áp đặt ý chí (ý chí này vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội như đã phân tích) của mình lên các chủ thể trong xã hội trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước. Quyền lực nhà nước mang tính pháp lý và được bảo đảm thực hiện bằng hệ thống các công cụ bạo lực của nhà nước.

Thứ ba, nguồn gốc của quyền lực nhà nước.

C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin trong nhiều tác phẩm của mình như: Nguồn gốc của gia đình, chế độ sở hữu và của nhà nước, bàn về nhà nước,… đã làm sáng tỏ về nguồn gốc ra đời của nhà nước và nguồn gốc của quyền lực nhà nước:

+ Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Trong đó, tiền đề kinh tế cho sự xuất hiện của nhà nước là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Tiền đề xã hội cho sự ra đời của nhà nước là sự phân chia xã hội thành các giai cấp mà lợi ích cơ bản giữa các giai cấp và tầng lớp này là đối kháng nhau đến mức không thể điều hòa được.

+ Chính từ nguồn gốc ra đời của nhà nước đã chứng minh rằng: Về bản chất, nhà nước là bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác. Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác. Nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp, không có và không thể có nhà nước đứng trên giai cấp và nhà nước của mọi giai cấp. Tuy nhiên, bên cạnh bản chất giai cấp, nhà nước còn thực hiện chức năng xã hội với tư cách là bộ máy công quyền. Thực hiện quyền lực công để bảo đảm duy trì và phát triển của xã hội, bảo đảm cho cuộc đấu tranh giai cấp “diễn ra trong vòng trật tự”.

+ Nguồn gốc của quyền lực nhà nước xuất phát từ quyền lực chính trị bao gồm: Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị xã hội (mang tính quyết định) và quyền lực chính trị của các giai cấp, tầng lớp khác (mức độ thực hiện quyền lực chính trị của các giai cấp, tầng lớp phụ thuộc vào tương quan lực lượng của giai cấp, tầng lớp đó trong xã hội). Đồng thời, quyền lực nhà nước còn xuất phát từ các “nhóm” người trong xã hội với tư cách nhà nước là thiết chế công quyền, nơi phải thực thi quyền lực công.

Tóm lại, quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị (xuất phát từ quyền lực chính trị). Sử dụng một loạt các biện pháp cưỡng chế để thực thi quyền lực trên quy mô toàn xã hội. Có 3 nhánh chủ yếu là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Việc nhận diện chính xác về quyền lực, quyền lực nhà nước và nhất là nguồn gốc của quyền lực nhà nước sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc xác định bản chất của nhà nước ta, nguồn gốc thật sự của quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa là từ Nhân dân, thống nhất từ Nhân dân. Nhân dân thật sự với nghĩa là tuyệt đại đa số trong xã hội. Qua đó, xác định chính xác nguyên tắc tổ chức thực thi quyền lực nhà nước là: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Đồng thời, xác định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp để tiến hành thực thi nguyên tắc thực hiện quyền lực một cách hiệu quả nhất./.

Xem thêm:  Viết về chương trình tivi mà em thích bằng Tiếng Anh lớp 6 | Myphamthucuc.vn

3. Quyền lực của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhà nước trong hệ thống chính trị có chức năng thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng thành các quy định pháp luật trong Hiến pháp và các quy định pháp luật khác và thực hiện quyền quản lý đất nước. Hoạt động của nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng có tính độc lập tương đối, với các công cụ và phương thức quản lý riêng của mình.

Hiến pháp chỉ rõ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân; thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Dây là những cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Hiến pháp trao cho mọi công dân (dù là nam hay nữ) quyền bình đẳng như nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; quyền tự do đi lại và cư trú ở trên đất nước Việt Nam; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về theo quy định của pháp luật.

Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị. Việc chuyển quyền lực nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác sẽ làm thay đổi bản chất của chế độ chính trị. Mọi dạng quyền lực nhà nước đều mang tính chính trị nhưng không phải mọi quyền lực chính trị đều có tính chất của quyền lực nhà nước. So với quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị rộng hơn, đa dạng hơn về phương pháp thực hiện cũng như hình thức biểu hiện. Quyền lực nhà nước trong xã hội hiện đại bao gồm 3 nhánh chủ yếu là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp:

– Quyền lập pháp là quyền làm ra Hiến pháp và Luật, do cơ quan lập pháp thực hiện. Cơ quan lập pháp ở các nước khác nhau có tên gọi khác nhau và cách thức tổ chức cũng khác nhau. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), ở nước ta, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.

– Quyền hành pháp là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, có nhiệm vụ thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào tổ chức xã hội và quản lý xã hội. Quyền hành pháp do một bộ máy hành chính nhà nước phức tạp trải rộng từ trung ương tới địa phương thực hiện.

– Quyền tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp thực hiện. Ở Việt Nam, hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp.

Trong đó, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là trung tâm của quyền lực chính trị:

– Nhà nước CHXHCNVN là đại diện chính thức cho mọi giai cấp và các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

– Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức công quyền, là chủ thể của quyền lực chính trị. Nhà nước quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội và có những phương diện và công cụ để duy trì trật tự xã hội ổn định.

– Nhà nước CHXHCNVN sử dụng pháp luật và thông qua pháp luật để quản lý xã hội, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước.

– Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức chính trị mang chủ quyền quốc gia; là tổ chức duy nhất được coi là chủ thể của công pháp quốc tế.

– Nhà nước CHXHCNVN là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quan trọng của xã hội, thông qua đó nhà nước điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế.

Tất cả những điểm trên là ưu thế riêng của nhà nước, không có tổ chức nào trong hệ thống chính trị có được. Quyền lực Nhà nước là một bộ phận quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước có đầy đủ đặc trưng của quyền lực chính trị. Được thực hiện bằng hệ thống bộ máy nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, kiểm sát). Khả năng sử dụng các công cụ, phương tiện, lực lượng Nhà nước để buộc các giai cấp, tầng lớp xã hội khác phải phục tùng ý chí của giai cấp, tầng lớp thống trị; thực hiện các chức năng xã hội khác. Là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị, tạo nên sự thay đổi của quyền lực Nhà nước sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản tính chất của quyền lực chính trị, phương thức cầm quyền và chế độ chính trị.

Xem thêm:  Bài 22. Vệ sinh hô hấp (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức trung tâm và là trụ cột của hệ thống chính trị, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội và thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại.

Theo đó, với quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.

Theo đó, với quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội. Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nước láng giềng, các nhà nước và các dân tộc khác trên thế giới; tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.

Vì vậy, có thể nói, trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Nhà nước đóng vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Vì đó là thiết chế biểu hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân và là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực ấy.

Không những đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị mà Nhà nước còn là người đại diện chính thức cho các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điều đó làm cho Nhà nước có một cơ sở xã hội rộng rãi để có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện tốt những quyết định, chính sách của mình. Nhà nước cũng là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân; có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã hội. Nhờ có pháp luật, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.

Nhà nước cũng có đầy đủ các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện vai trò của mình. Nhà nước còn là chủ sở hữu tối cao đối với những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Bằng việc nắm giữ các tư liệu sản xuất đó, Nhà nước thực hiện việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển vì lợi ích của nhân dân.

Nhà nước nắm giữ nguồn tài chính và cơ sở vật chất to lớn, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước và của các tổ chức chính trị xã hội khác. Nhà nước có quyền tối cao trong việc quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước. Những quan hệ quốc tế trong lĩnh vực chính trị và kinh tế càng làm cho Nhà nước có vai trò nổi bật hơn trong các quan hệ đối nội, giúp Nhà nước củng cố và phát triển các quan hệ đó trong một thể thống nhất.

Tất cả các điều kiện trên là ưu thế riêng có của Nhà nước XHCN so với các tổ chức chính trị, xã hội khác, chúng quy định vị trí, vai trò trung tâm của Nhà nước trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hiện nay, việc tiếp tục phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta. Do đó, cùng với việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng đang tập trung đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, cải cách nền hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, thực sự là của dân, do dân, vì dân.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu