/tmp/jmfpj.jpg
Trước tiên chúng ta cần hiểu đường huyết cung cấp năng lượng cho cơ thể như thế nào, cơ chế của quá trình điều hòa lượng đường trong máu diễn ra như thế nào. Cùng tìm hiểu bài viết sau:
Nội dung bài viết
Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ chuyển đổi carbohydrate từ thực phẩm thành đường glucose. Nó là nguồn năng lượng thiết yếu để duy trì hoạt động của cơ thể hàng ngày. Ở mỗi thời điểm trong ngày, mức đường huyết sẽ thay đổi liên tục. Nhờ có hai hormon là insulin và glucagon được tiết ra từ tuyến tụy, đường huyết luôn luôn được duy trì ở mức cho cơ thể khỏe mạnh.
Hai hormon này hoạt động trong sự cân bằng, nếu nồng độ của một trong hai hormon vượt quá phạm vi cho phép, lượng đường trong máu có thể tăng hoặc giảm.
Chỉ số đường huyết là thước đo mức độ sử dụng đường glucose của cơ thể một cách hiệu quả. Nó được đo bằng miligam mỗi decilitre (mg/dl). Mức đường trong máu lý tưởng như sau:
Insulin và glucagon hoạt động đối nghịch nhau, giống như âm và dương trong duy trì đường huyết. Như đã nói ở trên, hai hormon này giúp cân bằng lượng đường trong máu, duy trì đường huyết trong phạm vi theo nhu cầu của cơ thể. Nếu nồng độ của một trong hai hormon vượt ra ngoài phạm vi bình thường thì lượng đường trong máu có thể tăng hoặc giảm.
– Các tiểu đảo Langerhans là đơn vị chức năng của tuyến tụy, có các tế bào alpha sản xuất ra glucagon, và các tế bào beta là nơi tổng hợp và tiết ra insulin.
– Phần lớn các tế bào không thể tự hấp thụ glucose từ máu được. Vì vậy, insulin được ví như chiếc chìa khóa cho phép “mở cửa” tế bào để tiếp nhận glucose.
– Khi lượng đường trong máu quá cao, tuyến tuỵ tiết ra nhiều insulin hơn, và ngược lại, khi lượng đường huyết giảm, tuyến tuỵ sẽ giải phóng nhiều hormon glucagon hơn để đưa đường huyết trở lại bình thường.
– Khi tỉ lệ đường huyết trong máu cao hơn 0,12% → kích thích tế bào β tiết hoocmon insulin → insulin chuyển đường glucôzơ thành glicôgen → đưa đến dự trữ ở gan và cơ → tỉ lệ đường huyết trong máu trở về mức bình thường.
– Khi tỉ lệ đường huyết trong máu giảm thấp hơn 0,12% → kích thích tế bào α tiết ra hoocmon glucagon → glucagon chuyển glicôgen thành glucôzơ → đưa vào máu → nâng tỉ lệ đường huyết trong máu trở về mức bình thường.
3.1. Vai trò của hormon glucagon
Hormon glucagon là một loại protein được sản xuất trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu quá thấp. Đây là một đối trọng của insulin.
Khoảng bốn đến sáu giờ sau khi ăn, lượng đường trong máu sẽ giảm dần. Điều này kích hoạt sự sản xuất glucagon trong tuyến tụy. Khi tuyến tụy tiết glucagon, cơ thể sẽ ức chế sản xuất insulin.
Khi nồng độ đường trong máu quá thấp, tụy sẽ tiết ra glucagon. Hormon glucagon có tác dụng làm đứt gãy các chất glycogen chứa trong gan để chuyển chúng thành glucose và đưa nó vào máu, nhờ vậy mà lượng glucose trong cơ thể không bao giờ hạ xuống quá thấp và chức năng hoạt động của tế bào vẫn được đảm bảo.
3.2. Vai trò của hormon insulin
Cơ thể chuyển đổi năng lượng từ carbohydrate thành glucose. Các tế bào của cơ thể cần glucose để tạo năng lượng nhưng hầu hết các tế bào không thể sử dụng glucose một cách trực tiếp.
Cũng giống như glucagon, insulin là một hormone quan trọng được sản xuất bởi các tế bào trong tuyến tụy.
Trong quá trình tiêu hóa, insulin hoạt động như một chiếc chìa khoá cho phép glucose đi vào trong các tế bào. Insulin gắn vào các thụ thể trên các tế bào trong khắp cơ thể, tế bào sẽ nhận biết dấu hiệu và mở những kênh cho phép glucose đi vào bên trong.
Khi cơ thể sản xuất insulin, glucagon sẽ bị ức chế. Insulin kích thích các tế bào khắp cơ thể để hấp thụ glucose từ máu. Sau đó, các tế bào sẽ sử dụng glucose làm năng lượng.
Để cung cấp năng lượng cho cơ thể giữa các bữa ăn, glucose dư thừa được lưu trữ trong các tế bào gan và cơ dưới dạng glycogen. Khi glucose được chuyển đổi thành năng lượng hoặc được lưu trữ trong gan và cơ, nồng độ glucose trong máu sẽ giảm đi.
Như vậy, cùng được sản xuất bởi các tế bào trong tuyến tụỵ nhưng insulin và glucagon tác động ngược chiều trong việc điều hòa đường huyết. Cả hai hormon này hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng sẽ đảm bảo đường huyết trong cơ thể không tăng quá cao và cũng không hạ quá thất, đảm bảo cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể.
Thường xuyên theo dõi đường huyết là chỉ định bắt buộc dành cho những người có nguy cơ cao bị tiểu đường và người bị tiểu đường
– Thường xuyên theo dõi đường huyết là chỉ định bắt buộc dành cho những người có nguy cơ cao bị tiểu đường và người bị tiểu đường
– Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ khi uống thuốc điều trị nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn: uống thuốc đều đặn, tuân theo lộ trình điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng mà không có sự đồng ý của bác sĩ
– Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, cân đối
– Những loại thực phẩm có chứa đường cao thì sự hấp thụ của cơ thể là khá nhanh, đồng nghĩa với lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh nhưng đồng thời cũng giảm nhanh
– Lựa chọn thực phẩm có chứa GI thấp giúp cho bệnh nhân bị tiểu đường kiểm soát đường huyết một cách an toàn
– Tập thể dục với lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp và duy trì đều đặn cũng là một trong những việc người mắc tiểu đường cần làm. Lưu ý cần kiểm tra đường huyết, huyết áp, tim mạch trước khi tập
– Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái…