/tmp/lqjgk.jpg
Bài tiết là gì, cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu như nào để có thể thực hiện các chức năng đó, cùng Top lời giải tìm hiểu:
Nội dung bài viết
– Khái niệm: Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc …).
– Các sản phẩm chủ yếu và cơ quan thực hiện bài tiết.
Sản phẩm thải chủ yếu |
Cơ quan bài tiết chủ yếu |
CO2 |
Phổi |
Nước tiếu |
Thận |
Mồ hôi |
Da |
– Khi sự bài tiết các chất thải bị trì trệ bởi 1 lí do nào đó → các chất thải bị tích tụ trong máu → biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể → cơ thể bị nhiễm độc → mệt mỏi, nhức đầu, thậm chí hôn mê và chết.
Thận thải tới 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu (trừ CO2), khoảng 10% còn lại do da đảm nhiệm.
Khi sự bài tiết các sản phẩm thải bị trì trệ bởi một lí do nào đó thì các chất thải (C02, urê, axit uric…) sẽ bị tích tụ nhiều trong máu, làm biến đổi các tính chất của môi trường trong cơ thể. Lúc đó cơ thể bị nhiễm độc có các biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, thậm chí tới mức hôn mê và chết.
– Vai trò của hệ bài tiết:
+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.
+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định →hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
– Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.
– Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận. Thận gồm 2 quả. Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận. Đầu tiên là trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và chất có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.
Mỗi ngày, các cầu thận một người trưởng thành phải lọc khoảng 1440 lít máu và tạo ra khoảng 170 lít nước tiểu đầu. Nhờ quá trình hấp thu lại sau đó mà chỉ khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức được dẫn xuống bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái.
Chỗ bóng đái thông với ống đái có 2 cơ vòng bịt chặt, cơ nằm ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn.
Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện. Nếu cơ vòng mở ra (có sự phối hợp co của cơ bóng đái và cơ bụng), nước tiểu sẽ thoát ra ngoài.
Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc do các nguyên nhân sau :
+ Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các cơ quan bộ phận khác (tai, mũi, họng,…) rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.
+ Các cầu thận còn lại phải làm việc quá tải, suy thoái dần và dẫn tới suy thận toàn bộ.
Hoạt động hấp thụ lại và bài tiết tiếp của ống thận cũng có thể kém hiệu quả hoặc ách tắc do :
+ Các tế bào ống thận do thiếu ôxi, do làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên làm việc kém hiệu quả hơn bình thường.
+ Các tế bào ống thận bị tổn thương do đói ôxi lâu dài, do bị đầu độc bởi các chất độc (thủy ngân, asenic, các độc tố vi khuẩn, độc tố trong mật cá trắm…). Từng mảng tế bào ống thận có thể bị sưng phồng làm tắc ống thận hoặc thậm chí bị chết và rụng ra làm cho nước tiểu trong ống hòa thẳng vào máu.
Hoạt động bài tiết nước tiểu cũng có thể bị ách tắc do sởi hay viêm:
+ Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, canxi, phôtphat, ôxalat, xistêin,… có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và độ pH thích hợp, tạo nên những viên sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu.
+ Bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên gây ra.
+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.
+ Cầu thận thực chất là 1 túi mao mạch dày đặc, khoảng 50 mao mạch xếp song song thành 1 khối cầu thận nằm trong nang cầu thận.