/tmp/zkrjx.jpg Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 36 có đáp án (Phần 2) | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 36 có đáp án (Phần 2) | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 36 có đáp án (Phần 2) hay nhất. Tuyển tập Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 36 có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu hỏi – Đáp án Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Câu 1: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

  1. Cây trong vườn.
  2. Cây cỏ ven bờ hồ.
  3. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.
  4. Đàn cá rô trong ao.

Đáp án:

Nhóm cá thể là quần thể: D vì các cá thể này cùng loài, cùng chung sống trong 1 sinh cảnh, trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

  1. Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu Phi
  2. Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây
  3. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương
  4. Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì

Đáp án:

Tập hợp sinh vật là quần thể là: tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây

Tập hợp A, C, D đều là quần xã, vì có nhiều loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật sinh sản hữu tính?

(1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

(2) Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài

(3) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

(4) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau

(5) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau

(6) Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, không giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi biển….

  1. (2),(3),(6)
  2. (1),(3),(6)
  3. (1),(4),(6)
  4. (2),(3),(5)

Đáp án :

Các đặc điểm có ở 1 quần thể sinh vật sinh sản hữu tính là: (2),(3),(6)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Quần thể được xác định chính xác là có những đặc điểm nào sau đây?

1. Sinh sống trong cùng một khu vực.

2. Thuộc cùng một loài.

3. Có mật độ không đổi và phân bố đồng đều.

  1. Chỉ 1
  2. Chỉ 3
  3. Chỉ 1 và 2
  4. Chỉ 2 và 3

Đáp án:

Quần thể được xác định khi có đặc điểm: 1 và 2

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là?

  1. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
  2. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau trong các hoạt động sống
  3. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài ăn lẫn nhau trong các hoạt động sống.
  4. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống.

Đáp án:

Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống là?

  1. Quan hệ cạnh tranh.
  2. Quan hệ hỗ trợ.
  3. Quan hệ đối kháng.
  4. Quan hệ ức chế – cảm nhiễm.

Đáp án:

Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ

  1. hỗ trợ.
  2. cạnh tranh.
  3. cộng sinh.
  4. hợp tác

Đáp án:

Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ hỗ trợ. Vì đây là hai cá thể cùng loài.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Ví dụ nào sau đây nói về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài:

  1. Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn.
  2. Hiện tượng liền rễ ở hai cây sen trong đầm mọc gần nhau.
  3. Chim nhạn bể và chim cò cùng làm tổ chung
  4. Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
Xem thêm:  Dàn ý phân tích bài Đoàn thuyền đánh cá | Myphamthucuc.vn

Đáp án:

Mối quan hệ hỗ trợ cùng loài là B.

A và D là cạnh tranh cùng loài, còn C là hỗ trợ khác loài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Khi nói về quan hệ hỗ trợ cùng loài, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Ở nhiều quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão tốt hơn những cây cùng loài sống riêng rẽ.
  2. Hỗ trợ cùng loài chỉ xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao.
  3. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường.
  4. Quan hệ hỗ trợ cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm

Đáp án:

B sai, khi mật độ cá thể trong quần thể cùng loài tăng lên quá cao thì quan hệ cạnh tranh sẽ xuất hiện trong quần thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

(1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường.

(2) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.

(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.

(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

  1. 2
  2. 4
  3. 1
  4. 3

Đáp án :

Các phát biểu đúng là: (1) (2) (3) (4)

Cả 4 phát biểu đều đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Ý nào KHÔNG ĐÚNG đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?

  1. Có lợi trong công việc tìm kiếm thức ăn.
  2. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn.
  3. Tự vệ tốt hơn.
  4. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.

Đáp án:

Phát biểu sai là D, cạnh tranh trong quần thể xảy ra khi điều kiện môi trường không đáp ứng được cho tất cả cá thể trong quần thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về “ hiệu quả nhóm” của quần thể

  1. Là sự tập trung của một nhóm các cá thể trong quần thể.
  2. Là lợi ích mang lại do sự hỗ trợ của các cá thể trong quần thể
  3. Là hiệu quả của một nhóm cá thể có khả năng sinh sản trong quần thể.
  4. Là lợi ích do một nhóm cá thể từ bên ngoài mang lại cho quần thể.

Đáp án:

Hiệu quả nhóm là là lợi ích mang lại do sự hỗ trợ của các cá thể trong quần thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là?

  1. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống
  2. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống.
  3. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài liên kết với nhau trong các hoạt động sống.
  4. Là các hiện tượng liền rễ, săn mồi theo nhóm…

Đáp án:

Quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác…, các con đực tranh giành con cái.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống là?

  1. Quan hệ cạnh tranh.
  2. Quan hệ hỗ trợ.
  3. Quan hệ đối kháng.
  4. Quan hệ ức chế – cảm nhiễm.

Đáp án:

Quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài trong các hoạt động sống như: tranh giành thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác…, các con đực tranh giành con cái.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Có bao nhiêu ví dụ sau đây là biểu hiện của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

(1) Bồ nông xếp thành hàng để bắt được nhiều cá hơn.

(2) Các cây bạch đàn mọc dày khiến khiến nhiều cây bị còi cọc và chết dần.

(3) Linh dương và bò rừng cùng ăn cỏ trên một thảo nguyên.

(4) Cá mập con sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.

(5) Cá đực sống dưới biển sâu kí sinh ở con cái cùng loài.

  1. 1
  2. 2
  3. 4
  4. 3

Đáp án:

Các ví dụ phù hợp là 2, 4, 5.

Xem thêm:  Vẽ theo mẫu – Lọ hoa và quả

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Ví dụ nào sau đây không phải là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

  1. Các cây ngô mọc gần nhau có hiện tượng tự tỉa thưa.
  2. Các con cò cái trong đàn tranh giành nhau nơi làm tổ.
  3. Trong mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành cá thể cái.
  4. Cây trồng và cỏ dại tranh giành nhau về nguồn dinh dưỡng.

Đáp án:

Ví dụ không phải là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là D vì cây trồng và cỏ dại không cùng loài.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

  1. Đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.
  2. Thường làm cho quần thể suy thoái đến mức diệt vong
  3. Chỉ xảy ra ở các cá thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.
  4. Xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp

Đáp án:

Quan hệ cạnh tranh trong quần thể đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Cho các nhận xét sau:

1. Khi nguồn sống trong môi trường không cung cấp đủ, các cá thể trong quần thể xuất hiện sự cạnh tranh.

2. Đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống.

3. Đảm bảo sự phân bố và số lượng cá thể duy trì ở mức phù hợp với môi trường.

4. Là đặc điểm thích nghi của quần thể.

Số nhận xét đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 1

Đáp án

Các nhận xét đúng là: (1), (3), (4).

Quan hệ hỗ trợ đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

  1. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
  2. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
  3. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
  4. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Đáp án:

Các cây thông nhựa có hiện tượng liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ, cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Sự khác nhau giữa những con bồ nông dàn thành hàng bắt cá với con bồ nông bắt cá đơn độc như thế nào?

  1. Con đơn độc bắt được nhiều mồi hơn vì không con nào cạnh tranh với nó.
  2. Con đơn độc sẽ không bắt được con mồi nào.
  3. Con dàn thành hàng sẽ bắt được nhiều hơn vì chúng hỗ trợ nhau cản bầy cá lại không cho chúng trốn thoát.
  4. Con dàn thành hàng bắt được ít cá hơn vì chúng phải cạnh tranh với nhau.

Đáp án:

Những con bồ nông dàn thành hàng bắt cá có khả năng bắt được nhiều cá hơn so với con bồ nông bắt cá đơn độc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm nhằm:

  1. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
  2. làm tăng mức độ sinh sản.
  3. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
  4. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.

Đáp án:  

Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm nhằm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho

  1. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.
  2. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa.
  3. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.
  4. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.
Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng tốt trong cuộc sống hôm nay ngắn gọn, hay nhất | Myphamthucuc.vn

Đáp án:

Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể làm cho số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:

  1. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
  2. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
  3. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
  4. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.

Đáp án:

Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật giảm xuống thì:

  1. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
  2. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
  3. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm đi.
  4. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.

Đáp án:

Nếu mật độ của một quần thể sinh vật giảm xuống thì sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Điều nào sau đây đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?

  1. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
  2. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
  3. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
  4. Cả ba ý trên

Đáp án:

Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa:

(1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường,

(2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ phù hợp với sức chứa của môi trường,

(3) Tạo hiệu quả nhóm, giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống,

(4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường,

(5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. 

  1. (1); (2); (4); (5).
  2. (2); (3); (4); (5).
  3. (1); (2); (5).
  4. (1); (3); (5).

Đáp án:

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa: (1); (3); (5).

Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa: (2), (4).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?

  1. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
  2. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
  3. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
  4. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

Đáp án:

Quan hệ cạnh tranh không làm tăng số lượng không ngừng của quần thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:

  1. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
  2. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
  3. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
  4. giảm số lượng cá thể của quần thể, đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường .

Đáp án:

Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm giảm số lượng cá thể của quần thể, đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường  đồng thời tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu