/tmp/jrcmv.jpg
Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh 11 Chương 4 có đáp án hay nhất. Tuyển tập Trắc nghiệm Sinh 12 Chương 4 có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 1: Cho các ví dụ về sinh sản vô tính ở thực vật như sau
1. Rau má sinh sản bằng thân bò.
2. Rêu sinh sản bằng thân rễ.
3. Cỏ gấu sinh sản bằng thân bò.
4. Khoai tây sinh sản bằng rễ củ.
5. Cây sống đời sinh sản bằng lá.
Có bao nhiêu phương án đúng?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Lời giải:
Phát biểu đúng là: 1, 5
2 sai. Rêu sinh sản bằng bào tử
3 sai, cỏ gấu sinh sản bằng thân rễ
4 sai, Khoai tây sinh sản bằng thân củ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng
A. lá.
B. rễ củ.
C. thân củ.
D. thân rễ.
Lời giải:
Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Nhóm thực vật chủ yếu sinh sản tự nhiên bằng thân
A. Lúa mạch, lúa mì, ngô.
B. Củ mì (sắn), rau má, chuối
C. Cam. bưởi, chanh.
D. Khoai lang, đậu phộng, đu đủ
Lời giải:
Nhóm thực vật chủ yếu sinh sản tự nhiên bằng thân: Củ mì (sắn), rau má, chuối
Các nhóm còn lại đều sinh sản hữu tính là chủ yếu
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng hormone sinh trưởng
A. Auxin và GA
B. Auxin và xitokinin
C. Auxin
D. GA và xitokinin
Lời giải:
Kỹ thuật giâm cành: giâm 1 đoạn cành xuống đất ẩm, sau đó cành sẽ mọc rễ và phát triển thành cây mới.
Để kích thích cành giâm ra rễ người ta dùng auxin.
Sử dụng ở nồng độ cao 1000 – 2000 ppm hoặc nồng độ thấp 500ppm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng
A. hormone kích thích sinh trưởng
B. chất ức chế sinh trưởng
C. Dung dịch dưỡng chất
D. Bón thêm phân vào chỗ vừa giâm
Lời giải:
Để kích thích cành giâm ra rễ người ta dùng auxin.
Sử dụng ở nồng độ cao 1000 – 2000 ppm hoặc nồng độ thấp 500ppm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Sự tạo cơ thể mới từ rễ, thân hoặc lá được gọi chính xác là
A. Quá trình sinh sản
B. Sinh sản sinh dưỡng
C. Sinh sản vô tính
D. Sinh sản hữu tính
Lời giải:
Câu con phát triển từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ (rễ, thân, lá) là sinh sản sinh dưỡng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Trong sự hình thành hạt phấn, từ 1 tế bào mẹ (2n) trong bao phấn giảm phân hình thành:
A. hai tế bào con (n)
B. ba tế bào con (n)
C. bốn tế bào con (n)
D. năm tế bào con (n)
Lời giải:
Trong sự hình thành hạt phấn, từ 1 tế bào mẹ (2n) trong bao phấn giảm phân hình thành bốn tế bào con (n)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân
C. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân
D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
Lời giải:
Quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có 1 lần giảm phân tạo 4 bào tử đực đơn bội và 2 lần nguyên phân, lần 1 tạo ra 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phân, lần 2 thì nhân tế bào sinh sản nguyên phân thành 2 tinh tử.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật, sau giảm phân, tế bào sinh sản (n) nguyên phân mấy lần?
A. 2 lần.
B. 1 lần.
C. 3 lần.
D. Không nguyên phân.
Lời giải:
Quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa tế bào sinh sản (n) có 1 lần giảm phân và 1 lần nguyên phân
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Tế bào được hình thành qua giảm phân (ở quá trình hình thành hạt phấn)
A. Chính là giao tử đực
B. Là thể giao tử.
C. Tiếp tục nguyên phân mới hình thành giao tử đực
D. Tiếp tục giảm phân mới hình thành giao tử đực
Lời giải:
Hạt phấn được hình thành sau giảm phân là các bào tử đơn bội, các bào tử này tiếp tục nguyên phân hình thành hạt phấn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Tế bào được hình thành qua giảm phân (ở quá trình hình thành hạt phấn) là:
A. giao tử đực
B. Hạt phấn.
C. Tinh tử
D. Bào tử đơn bội
Lời giải:
Tế bào được hình thành sau giảm phân (ở quá trình hình thành hạt phấn) là các bào tử đơn bội.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở:
A. phân bào giảm nhiễm
B. phân bào nguyên nhiễm
C. phân bào giảm nhiễm và phân bào nguyên nhiễm
D. phân bào giảm nhiễm, phân bào nguyên nhiễm và thụ tinh
Lời giải:
Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật ?
A. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
C. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường
Lời giải:
Phát biểu sai là D.
Các cá thể sinh ra từ sinh sản vô tính có kiểu gen giống nhau và giống cơ thể mẹ nên khi môi trường thay đổi có thể bị chết hàng loạt → không thích nghi tốt với môi trường.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Ưu điểm của sinh sản vô tính là
A. tạo ra các cá thể con đa dạng và phong phú.
B. tạo ra các cá thể con thích nghi cao với điều kiện môi trường.
C. sinh sản dễ dàng trong điều kiện quần thể có số lượng nhỏ.
D. sinh sản vô tính đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa.
Lời giải:
Ưu điểm của sinh sản vô tính là sinh sản dễ dàng trong điều kiện quần thể có số lượng nhỏ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Hạn chế của sinh sản vô tính là ?
A. tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng khác nhau trước điểu kiện môi trường thay đổi.
B. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
C. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
D. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.
Lời giải:
Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi, có thể dẫn đến chết hàng loạt.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Bản chất của thụ tinh là?
A. Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái để tạo thành cá thể mới
B. Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và thể cực của con cái để tạo thành cá thể mới .
C. Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp tế bào sinh tinh của con đực và tế bào sinh trứng của con cái để tạo thành cá thể mới
D. Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái để tạo thành thể cực.
Lời giải:
Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái để tạo thành cá thể mới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Thế nào là thụ tinh ngoài?
A. Là hình thức các tinh trùng gặp nhau ở môi trường nước
B. Động vật đẻ trứng và xuất tinh trùng vào môi trường nước và các giao tử gặp gỡ nhau một cách ngẫu nhiên.
C. Hình thức thụ tinh nhờ cơ quan sinh dục phụ
D. Hình thức thụ tinh xảy ra trong cơ thể động vật
Lời giải:
Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể con cái, con cái sẽ đẻ trứng vào môi trường nước sau đó con đực sẽ xuất tinh để thụ tinh cho trứng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Thế nào là thụ tinh trong?
A. Là hình thức thụ tinh ngoài cơ thể động vật.
B. Là hình thức thụ tinh nhờ cơ quan sinh dục vận chuyển tinh dịch.
C. Là hình thức thụ tinh nhờ cơ quan sinh dục phụ vận chuyển tinh dịch từ cơ thể con đực vào cơ thể con cái để có sự kết hợp nhân giữa hai giao tử và tổ hợp vật chất di truyền.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Lời giải:
Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?
A. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái diễn ra ở ngoài cơ thể con cái.
B. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái diễn ra ở trong cơ thể con cái.
C. Thụ tinh trong làm tăng tỉ lệ sống sót của con non
D. Thụ tinh ngoài làm hiệu quả thụ tinh thấp.
Lời giải:
Phát biểu sai là B
Thụ tinh ngoài diễn ra bên ngoài cơ thể con cái.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Trong cơ chế điều hòa sinh tinh, FSH kích thích
A. ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
B. tế bào kẽ sản sinh ra testosteron
C. phát triển ống sinh tinh và sản sinh ra tinh trùng
D. tuyến yên sản sinh LH
Lời giải:
Trong cơ chế điều hòa sinh tinh, FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Testosteron kích thích
A. tuyến yên sản sinh LH
B. tế bào kẽ sản sinh ra FSH
C. phát triển ống sinh tinh và sản sinh ra tinh trùng
D. ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
Lời giải:
Testosteron kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Testosteron nồng độ cao sẽ
A. ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH
B. ức chế tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH
C. kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH
D. ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH
Lời giải:
Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Trong cơ chế điều hòa sinh trứng, LH kích thích
A. phát triển nang trứng
B. nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng
C. dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ
D. tuyến yên tiết ra hoocmôn
Lời giải:
Trong cơ chế điều hòa sinh trứng, LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Trong cơ chế điều hòa sinh trứng FSH kích thích
A. phát triển nang trứng
B. tuyến yên tiết hoocmôn
C. nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng
D. dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ
Lời giải:
Trong cơ chế điều hòa sinh trứng FSH kích thích phát triển nang trứng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Trong các các biện pháp tránh thai, nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp:
A. Thắt ống dẫn trứng.
B. Tính ngày rụng trứng
C. Uống viên tránh thai
D. Dùng dụng cụ tử cung
Lời giải:
Nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp thắt ống dẫn trứng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hậu quả của việc nạo phá thai?
A. Gây mất nhiều máu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục
B. Là một trong những biện pháp sinh đẻ có kế hoạch
C. Có thể gây tử vong
D. Có thể gây vô sinh
Lời giải:
Việc nạo phá thai không phải là một trong những biện pháp sinh đẻ có kế hoạch.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:
A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép.
C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
D. Cả B và C
Lời giải:
Khi mới ghép cành, cành chưa được nhận chất dinh dưỡng và nước từ gốc ghép nên phải loại bỏ lá để tiết kiệm nước, chất dinh dưỡng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Khi ghép cành phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì:
A. giảm mất nước qua lá.
B. tập trung nước nuôi tế bào cành ghép.
C. để cành khỏi bị héo.
D. cả A và B.
Lời giải:
Khi mới ghép cành, cành chưa được nhận chất dinh dưỡng và nước từ gốc ghép nên phải loại bỏ lá để tiết kiệm nước, chất dinh dưỡng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29: Sai khác cơ bản của ghép cành so với giâm và chiết cành
A. Không tạo thêm cá thể mới
B. Có thể tạo được những giống mang đặc tính của 2 cơ thể khác nhau
C. Ghép cành nhanh cho thu hoạch
D. Tất cả đều đúng
Lời giải:
Ghép cành: thêm 1 đoạn cành lên cây gốc ghép, ghép cành có đặc điểm:
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30: Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở động vật đơn bào và đa bào?
A. Trinh sinh.
B. Phân mảnh.
C. Nảy chồi.
D. Phân đôi.
Lời giải:
Hình thức sinh sản vô tính có cả ở động vật đơn bào và đa bào (giun dẹp) là phân đôi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31: Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương sống ?
A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
C. Trinh sinh.
D. Phân mảnh.
Lời giải:
Trinh sinh có ở ong, bò sát, lưỡng cư nên có ở cả ở động không xương sống và có xương sống
Đáp án cần chọn là: C