/tmp/wymio.jpg Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 25,26 có đáp án Phần 3 | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 25,26 có đáp án Phần 3 | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 25,26 có đáp án (Phần 3) hay nhất. Tuyển tập Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 25,26 có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu hỏi – Đáp án Bài 25-26. Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

Câu 31: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào chết đi. Tế bào ấy đang ở pha:

A. Tiềm phát.  

B. Luỹ thừa. 

C. Cân bằng. 

D. Suy vong.

Lời giải:

Đây là đặc điểm của pha suy vong

Đáp án cần chọn là: D

Câu 32: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì

A. Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều.

B. Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều.

C. Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích luỹ nhiều, số lượng tế bào sinh ra ít hơn nhiều số lượng chết đi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 33: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục ở pha suy vong số lượng vi sinh vật giảm sút là do:

A. Thừa sản phẩm chuyển hóa.

B. Thiếu enzim để phân giải môi trường.

C. Thiếu chất dinh dưỡng cho sự chuyển hóa vật chất.

D. Thiếu chất dinh dưỡng cho sự chuyển hóa vật chất, thừa sản phẩm chuyển hóa.

Lời giải:

Trong môi trường nuôi cấy không liên tục ở pha suy vong số lượng vi sinh vật giảm sút là do thiếu chất dinh dưỡng cho sự chuyển hóa vật chất, thừa sản phẩm chuyển hóa

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Khi chất dinh dưỡng bắt đầu cạn, một số chất độc tích lũy ngày một tăng làm cho số lượng tế bào chết đi bằng với số lượng tế bào sinh ra là đặc điểm của pha nào trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật ?

A. Tiềm phá

B. Cân bằng

C. Lũy thừa

D. Suy vong

Lời giải:

Đây là đặc điểm của pha suy vong

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha nào dưới đây ?

A. Pha cân bằng và pha lũy thừa

B. Pha tiềm phát và pha suy vong

C. Pha tiềm phát và pha cân bằng

D. Pha cân bằng và pha suy vong

Lời giải:

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha tiềm phát và pha suy vong

Đáp án cần chọn là: B

Câu 36: Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về môi trường nuôi cấy liên tục

A. Sự phát triển của sinh vật trải qua 4 pha.

B. Môi trường nuôi cấy liên tục được đổi mới

C. Không có sự tác động của con người trong quá trình phát triển của vi khuẩn

D. Sự phát triển của vi khuẩn có dạng đường cong

Lời giải:

Nuôi cấy liên tục là quá trình nuôi cấy có sự bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào môi trường và loại bỏ không ngừng các chất thải. Vì vậy, môi trường nuôi cấy liên tục được đổi mới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở thời điểm nào ?

A. Đầu pha cân bằng

B. Cuối pha lũy thừa

C. Cuối pha cân bằng

D. Đầu pha suy vong

Lời giải:

Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở đầu pha cân bằng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 38: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được số lượng tế bào vi khuẩn tối đa, ta nên dừng ở pha nào:

A. Pha tiềm phát

B. Cuối pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

Lời giải:

Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quá trình phát triển trải qua 4 pha.

+ Pha tiềm phát, số lượng vi khuẩn chưa tăng.

+ Pha lũy thừa: Số lượng vi khuẩn tăng nhanh với tốc độ lớn và không đổi.

+ Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn đạt cực đại và không đổi.

+ Pha suy vong: Số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần.

Như vậy, để thu được số lượng tế bào vi khuẩn tối đa trong nuôi cấy không liên tục, ta nên dừng ở pha cân bằng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 39: Các hình thức sinh sản chủ yếu của VSV là

A. Phân đôi bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử.

Xem thêm:  ADN polimeraza có vai trò gì | Myphamthucuc.vn

B. Phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.

C. Phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính.

D. Phân đôi bằng nội bào tử, nảy chồi.

Lời giải:

Ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 40: Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ là

A. Phân đôi bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử.

B. Phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.

C. Phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính.

D. Phân đôi bằng nội bào tử, nảy chồi.

Lời giải:

Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ là:  phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 41: Đặc điểm nào sau đây là ĐÚNG khi nói về pha tiềm phát trong quá trình nuôi cấy không liên tục:

A. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi

B. Số lượng vi khuẩn đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.

C. Số lượng tế bào sống trong quần thể giảm dần

D. Số lượng vi khuẩn trong quần thể chưa tăng.

Lời giải:

Pha tiềm phát là pha đầu tiên trong quá trình phát triển của vi khuẩn.

Trong pha này, vi khuẩn làm quen với môi trường mới, hình thành các enzim cảm ứng để phân giải cơ chất, chuẩn bị cho quá trình sinh trưởng.

Do đó, trong pha này, số lượng vi khuẩn trong quần thể chưa tăng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 42: Các enzim cảm ứng, giúp phân giải cơ chất được vi khuẩn tổng hợp trong pha nào sau đây:

A. Pha tiềm phát

B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

Lời giải:

Pha tiềm phát là pha đầu tiên trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Trong pha này, vi khuẩn làm quen với môi trường mới, hình thành các enzim cảm ứng để phân giải cơ chất, chuẩn bị cho quá trình sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 43: Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là:

A. Pha cân bằng động

B. Pha luỹ thừa

C. Pha tiềm phát

D. Pha suy vong

Lời giải:

Đây là pha tiềm phát, số lượng tế bào chưa tăng, vi khuẩn thích ứung với môi trường

Đáp án cần chọn là: C

Câu 44: Thời gian pha tiềm phát phụ thuộc: 

(1). Loại VSV. 

(2). Mức độ sai khác giữa môi trường đang sinh trưởng với môi trường trước đó. 

(3). Giai đoạn đang trải qua của các tế bào được cấy. 

(4). Kiểu nuôi cấy. 

Phương án đúng:

A. 1,2

B. 1,3,4

C. 1,2,3

D. 1,4

Lời giải:

Pha tiềm phát là giai đoạn vi sinh vật cần thời gian để thích nghi với điều kiện môi trường (vì mỗi loại vi sinh vật lại sống trong một môi trường khác nhau), số lượng tế bào chỉ gồm các tế bào được nuôi cấy.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 45: Trong giai đoạn đầu nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn chưa tăng vì:

A. Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào đã chết đi.

B. Vi khuẩn cần thời gian thích nghi với môi trường, chuẩn bị nguyên liệu để phân chia.

C. Chất dinh dưỡng chưa được bổ sung vào môi trường, thiếu chất dinh dưỡng, vi khuẩn chưa tiến hành phân chia.

D. Số lượng vi khuẩn tăng tuy nhiên được con người lấy ra liên tục nên số lượng tế bào vi khuẩn trong môi trường không tăng.

Lời giải:

– Khi đưa vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường mới  đối với vi khuẩn, chúng cần thời gian để thích ứng.

– Đồng thời, để phân chia, vi khuẩn cần có đủ enzim để phân giải các chất dinh dưỡng (cơ chất) trong môi trường nên cần thời gian tổng hợp các hệ enzim cho mình.

– Vì vậy Trong giai đoạn đầu nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn chưa tăng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 46: Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là:

A. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi

B. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra

C. Số được sinh ra bằng với số chết đi

D. Chỉ có chết mà không có sinh ra

Lời giải:

Pha cân bằng: số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian, tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, một số tế bào bắt đầu phân hủy.

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Chất béo là trieste của axit béo với chất nào sau đây | Myphamthucuc.vn

→ Số lượng vi sinh vật được sinh ra bằng với số chết đi

Đáp án cần chọn là: C

Câu 47: Số lượng vi sinh vật được sinh ra bằng với số chết đi là biểu hiện của pha sinh trưởng nào?

A. Pha cân bằng

B. Pha lũy thừa

C. Pha suy vong

D. Pha tiềm phát

Lời giải:

Số lượng vi sinh vật được sinh ra bằng với số chết đi → Pha cân bằng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 48: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đồi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha đó là

A. Pha cân bằng

B. Pha lũy thừa

C. Pha suy vong

D. Pha tiềm phát.

Lời giải:

Đây là đặc điểm của pha cân bằng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 49: Vì sao trong pha cân bằng, số lượng vi khuẩn trong quần thể không thay đổi theo thời gian?

A. Vì số lượng vi khuẩn đạt đến giá trị cực đại, vi khuẩn không sinh sản nữa.

B. Vì số lượng vi khuấn sinh ra bằng số lượng vi khuẩn đã chết đi.

C. Vì không còn chất dinh dưỡng, vi khuẩn sinh sản chậm.

D. Vì chất độc trong môi trường tích lũy tăng cao, nên quá trình sinh trưởng bị ngưng trệ.

Lời giải:

Kết thúc pha lũy thừa, lượng dinh dưỡng trong môi trường đã giảm đi đáng kể, lúc này tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn chậm lại, số lượng tế bào được sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Do đó, số lượng vi khuẩn trong quần thể không thay đổi theo thời gian.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 50: Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy

A. Liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

B. Không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

C. Được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

D. Không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

Lời giải:

Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 51: Ống tiêu hóa của người đối với các loài vi sinh vật kí sinh có thể xem là hệ thống nuôi cấy

A. Không liên tục

B. Liên tục

C. Thường xuyên thay đổi thành phần

D. Vừa liên tục vừa không liên tục

Lời giải:

Ống tiêu hóa của người đối với các loài vi sinh vật kí sinh có thể xem là hệ thống nuôi cấy liên tục vì luôn bổ sung chất dinh dưỡng, và thải ra 1 lượng sản phẩm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 52: Ông bà ta thường “nuôi mẻ” để nấu canh chua. Vậy môi trường nuôi cấy mẻ là môi trường nuôi cấy:

A. Liên tục

B. Không liên tục

C. Trung tính

D. Axit

Lời giải:

Môi trường nuôi cấy mẻ là môi trường nuôi cấy liên tục bởi vì chúng ta thường cách 3-4 ngày lại thay cơm (thay đổi môi trường nuôi cấy) và đồng thời lấy ra 1 lượng mẻ để nấu canh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 53: Để tạo ra môi trường nuôi cấy liên tục, trong quá trình nuôi cấy, ta tiến hành:

A. Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.

B. Bổ sung liên tục lượng dịch nuôi cấy vào và đồng thời lấy ra một lượng các chất dinh dưỡng tương đương.

C. Bổ sung liên tục một lượng vi khuẩn mới vào và lấy ra một lượng vi khuẩn đã chết tương ứng.

D. Bổ sung liên tục dịch nuôi cấy vào và đồng thời lấy ra một lượng vi khuẩn đã chết tương ứng.

Lời giải:

Môi trường nuôi cấy liên tục luôn có sự đổi mới do được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. Vì vậy mới được gọi là nuôi cấy liên túc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 54: Nuôi 4 tế bào vi khuẩn sau một thời gian, người ta đếm được trong môi trường nuôi cấy có 128 tế bào. Vi khuẩn trên đã thực hiện bao nhiêu lần nhân đôi?

A. 7

B. 4

C. 5

D. 6

Lời giải:

4 tế bào vi khuẩn nhân đôi x lần tạo 4 × 2x = 128 → x = 5.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 55: Tiến hành nuôi cấy 1000 tế bào của một loài vi khuẩn trong điều kiện các yếu tố môi trường hoàn toàn thuận lợi sau 2 giờ đã thu được 64000 cá thể. Vậy mỗi tế bào vi khuẩn đó phân chia bao nhiêu lần? Biết rằng số lần phân chia của các tế bào vi khuẩn là bằng nhau.

Xem thêm:  Phân tích 8 câu đầu bài Trao duyên lớp 10 ngắn gọn, hay nhất | Myphamthucuc.vn

A. 6 lần 

B. 4 lần 

C. 3 lần 

D. 5 lần

Lời giải:

1000 tế bào phân chia n lần tạo 1000× 2n tế bào con= 64000 → n = 6.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 56: Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục có pha suy vong còn trong nuôi cấy liên tục thì không có những pha này là vì

A. Trong môi trường nuôi cấy liên tục thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa   

B. Trong môi trường nuôi cấy liên tục không bổ sung chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa

C. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa 

D. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục không bổ sung chất dinh dưỡng và thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa

Lời giải:

Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục có pha suy vong còn trong nuôi cấy liên tục thì không có những pha này là vì:

+ thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng

+ thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 57: Chất kháng sinh penicillin có tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn. Trong nuôi cấy không liên tục, penicillin ảnh hưởng ít nhất đến sinh trưởng ở quần thể vi khuẩn ở pha

A. Pha lũy thừa

B. Pha tiềm phát

C. Pha tăng trưởng.

D. Pha cân bằng.

Lời giải:

Trong nuôi cấy không liên tục, penicillin ảnh hưởng ít nhất đến sinh trưởng ở quần thể vi khuẩn ở pha tiềm phát vì lúc đó tế bào chưa phân chia

Đáp án cần chọn là: B

Câu 58: Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ

A. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào.

B. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi.

C. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi.

D. Cả A và B

Lời giải:

Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi

Đáp án cần chọn là: B

Câu 59: Môi trường nuôi cấy không liên tục là

A. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

C. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

Lời giải:

Môi trường nuôi cấy không liên tục là Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 60: Nuôi cấy vi sinh vật trong điều kiện không bổ sung vào môi trường dịch nuôi cấy dinh dưỡng mới và không lấy đi khỏi dịch nuôi cấy các sản phẩm qua nuôi cấy được gọi là :

A. Nuôi cấy trong môi trường bán tổng hợp

B. Nuôi cấy liên tục

C. Nuôi cấy trong môi trường tự nhiên

D. Nuôi cấy không liên tục

Lời giải:

Nuôi cấy vi sinh vật trong điều kiện không bổ sung vào môi trường dịch nuôi cấy dinh dưỡng mới và không lấy đi khỏi dịch nuôi cấy các sản phẩm qua nuôi cấy được gọi là :nuôi cấy không liên tục

Đáp án cần chọn là: D

Câu 61: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG PHẢI đặc điểm của nuôi cấy không liên tục:

A. Không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng.

B. Không lấy ra chất thải hoặc sinh khối dư thừa

C. Môi trường liên tục được đổi mới

D. Quá trình phát triển của vi khuẩn trải qua 4 pha

Lời giải:

Trong nuôi cấy không liên tục, ta không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng (A đúng) hay lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất (B đúng), do đó, quá trình phát triển của khuẩn diễn ra qua 4 pha (D đúng).

Môi trường liên tục được đổi mới là đặc điểm của môi trường nuôi cấy liên tục (C chưa đúng).

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu