/tmp/vzvoe.jpg
Vua Hùng Vương khi đã về già , đất nước yên bình , ông muốn truyền ngôi cho đứa con trai có thể chuẩn bị lễ vật mà ông vừa ý. Trước lễ Tiên Vương, các lang vì ngôi báu mà dâng rất nhiều lễ vật nhưng Vua Hùng đều không vừa ý. Duy chỉ có Lang Liêu được thần chỉ dạy đã làm ra thứ bánh khiến nhà Vua vừa lòng và truyền ngôi. Cũng kể từ ngày đó, bánh chưng bánh giầy trở thành thứ bánh đặc trưng trong dịp tết Nguyên Đán.
Hùng Vương đưa ra điều kiện để chọn người kế vị trong số hai mươi người con trai đó là không nhất thiết phải con trưởng, chỉ cần ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các người con đua nhau để làm lễ thật hậu, thật ngon. Có mình Lang Liêu – người con thứ mười tám bị mồ côi mẹ, chỉ biết chăm lo đồng áng, không biết lấy gì làm lễ vật. Một đêm, chàng nằm mộng và được thần chỉ bảo làm ra một loại bánh hình vuông và một loại bánh hình tròn tượng cho đất và trời để làm lễ vật. Vua rất ưng ý và đã chọn hai thứ bánh ấy để tế Trời, Đất, Tiên vương và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy đã trở thành phong tục quen thuộc và không thể thiếu trong ngày Tết người Việt.
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, lúc về già muốn tìm người truyền ngôi, nối hướng vua cha, nhưng không biết chọn ai. Nên đã mở cuộc thi, nhân lễ Tiên vương lệnh cho các lang làm lễ cúng bái tổ tiên, ai làm vừa ý Vua sẽ được truyền ngôi cho. Ai cũng sai người lên rừng xuống biển tìm những của ngon vật lạ để dâng lên cúng lễ riêng có người con thứ mười tám là Lang Liêu lấy ngay những vật phẩm do chính tay mình làm ra. Chàng đã lấy gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, vo sạch kết hợp với nhân đỗ và thịt lợn gói trong lá dong trong vườn rồi nấu như làm thành bánh chưng. Chàng còn làm thành bánh giầy cũng từ thứ gạo nhà đấy, chàng đồ lên giã nhuyễn nặn thành hình tròn. Hai thứ bánh của Lang Liêu đem đến lễ Tiên vương được vua cha và quần thần tấm tắc khen ngon, lạ, thế rồi vua Hùng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy không thể thiếu trong ngày Tết Việt ta.