/tmp/ngvxl.jpg
Để học tốt địa lý 12, cũng như nắm chắc kiến thức về thiên nhiên phân hóa đa dạng của Việt Nam các em cần học theo sơ đồ tư duy sau đó kết hợp làm bài tập trắc nghiệm. Top lời giải đã biên soạn bộ tài liệu Sơ đồ tư duy địa lý 12 bài 11, tóm tắt địa lý 12 bài 11, và các câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 bài 11 để các bạn vận dụng. Chúng mình cũng vào bài học nào:
Nội dung bài viết
Từ sơ đồ tư duy địa lý 12 bài 11, Top lời giải sẽ tóm tắt kiến thức địa lý 12 bài 11
1. Thiên nhiên phân hóa theo vĩ độ (Bắc – Nam).
* Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc- Nam.
– Lãnh thổ kéo dài 15 vĩ tuyến.
– Sự tăng lượng bức xạ mặt trời từ Bắc vào Nam.
– Sự giảm sút ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc từ Bắc vào Nam.
a, Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra).
* Khí hậu:
– Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
– Nhiệt độ trung bình năm từ 20- 250 c , có 2-3 tháng t0 < 18٥C
– Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
* Cảnh quan: tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Trong rừng thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt, ôn đới, các loài thú có lông dầy như gấu, chồn…Vùng đồng bằng, mùa đông trồng được rau ôn đới.
b, Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào).
* Khí hậu:
– Thiên nhiên mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa.
– Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC , có 2 mùa mưa và khô.
– Biên đô nhiệt trung bình năm nhỏ.
* Cảnh quan thiên nhiên: tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới
– Thực vật: cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô, rừng thưa nhiệt đới khô (Tây Nguyên).
– Động vật tiêu biểu vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng, trăn, rắn, cá sấu …
2. Thiên nhiên phân hóa theo kinh độ (Đông – Tây).
Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân thành 3 dải rõ rệt.
a, Vùng biển và thềm lục địa.
– Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.
– Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa.Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa.
b, Vùng đồng bằng ven biển.
– Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ: mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.
– Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ: hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp và sâu, địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá; thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.
c, Vùng đồi núi.
– Phân hóa phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
– Vùng núi Đông Bắc: cận nhiệt đới gió mùa, vùng núi cao Tây Bắc: khí hậu ôn đới.
– Khi đông Trường Sơn mưa thì Tây Nguyên khô hạn và ngược lại.
Câu 1.“Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc – đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng:
Tây Bắc.
Đông Bắc.
Trường Sơn Bắc.
Trường Sơn Nam.
Câu 2. Nằm ở cực tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy :
Sông Gâm.
Đông Triều.
Ngân Sơn.
Bắc Sơn
Câu 3. Đây là hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc.
Tây bắc – đông nam.
Đông bắc – tây nam.
Bắc – nam.
Tây – đông.
Câu 4. Nằm ở phía tây nam của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên :
Plây-cu.
Mơ Nông.
Đắc Lắc.
Di Linh.
Câu 5. Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ được xếp vào loại địa hình :
Đồng bằng.
Các bậc thềm phù sa cổ.
Các cao nguyên.
Các bán bình nguyên.
Câu 6. Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ Cửu Long có chung một đặc điểm là:
Có địa hình thấp và bằng phẳng.
Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông.
Hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông.
Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
Câu 7. “Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng :
Đông Bắc.
Tây Bắc.
Trường Sơn Bắc.
Trường Sơn Nam.
Câu 8. Dãy Bạch Mã là :
Dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam.
Dãy núi làm biên giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
Dãy núi làm ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Dãy núi ở cực Nam Trung Bộ, nằm chênh vênh giữa đồng bằng hẹp và đường bờ biển.
Câu 9. Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung.
Là một tam giác châu thổ có diện tích 15 000 km2.
Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.
Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu các sông lớn.
Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát.
Câu 10. Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do :
Thường xuyên bị lũ lụt.
Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
Có địa hình tương đối cao và bị chia cắt.
Có hệ thống đê ngăn lũ hai bên các sông.
Câu 11. Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở :
Vùng núi Trường Sơn Nam.
Vùng núi Tây Bắc.
Vùng núi Trường Sơn Bắc.
Vùng núi Đông Bắc.
Câu 12. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở :
Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.
Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.
Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Câu 13. Cao nguyên đất đỏ ba dan rộng lớn nhất ở nước ta là :
Đắc Lắc
Lâm Viên.
Plây-cu.
Di Linh.
Câu 14. Vùng núi thượng nguồn sông Chảy có đặc điểm :
Cấu tạo chủ yếu bởi đá vội.
Gồm những đỉnh núi cao trên 2000 m.
Có cấu trúc vòng cung.
Chạy theo hướng tây bắc – đông nam.
Câu 15. Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là :
Sông Hồng và sông Đà.
Sông Đà và Sông Mã.
Sông Hồng và sông Cả.
Sông Hồng và sông Mã.
1. C |
2. A |
3. A |
4. B |
5. D |
6. C |
7. D |
8. C |
9. D |
10. D |
11. B |
12. D |
13. A |
14 B |
15.C |
|
|
|
Trên đây Top lời giải vừa cùng các bạn học xong bài 11 địa lý 12 bằng phương pháp vẽ sơ đồ tư duy địa lý 12 bài 11, kết hợp với tóm tắt địa lý 12 bài 11, và vận dụng vào giải các câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 bài 11. Hi vọng các bạn đã nắm chắc kiến thức và tự tin làm bài tập về phần này. Chúc các bạn học tốt, các ý kiến về Top lời giải xin để lại dưới phần bình luận. Xin chào các bạn.