/tmp/cozfg.jpg
Nội dung bài viết
1. Tiểu sử
– Vũ Đình Liên (1913 – 1996)
– Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
2. Sự nghiệp sáng tác
– Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới
– Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học
– Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng
– Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…
1. Xuất xứ:
– Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vì trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
2. Bố cục
Chia làm 3 phần:
– Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế
– Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi (lụi tàn)
– Phần 2: Tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương tác giả gửi gắm
3. Giá trị nội dung
– Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả
4. Đặc sắc nghệ thuật
– Bài thơ được viết theo thể thơ ngụ ngôn gồm nhiều khổ
– Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ
– Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm
5. Sơ đồ tư duy