/tmp/ajxin.jpg
Nội dung bài viết
1. Tiểu sử
– Nam Cao (1917- 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri
– Quê quán: làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.
2. Sự nghiệp sáng tác
– Năm 1941, ông có tập truyện đầu tay là Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ rất được đón nhận, sau đó đã được dổi tên là Chí Phèo.
– Tháng 4 năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên
– Đến năm 1946, ông ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc
– Năm 1950 Nam Cao làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam và làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ.
– Ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996.
– Những tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Cái chết của con Mực, Con mèo…
– Phong cách sáng tác:
+ Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
1. Xuất xứ:
– Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943.
>> Soạn bài: Lão Hạc (ngắn nhất)
2. Tóm tắt
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cùng một con chó gọi là cậu Vàng. Lão có một người con trai nhưng vì nghèo không có tiền lấy vợ nên đã bỏ đi làm đồn điền cao su. Một mình lão phải tự lo liệu mưu sinh. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì nữa, lão đành phải bán cậu Vàng – con chó mà lão hết mực thương yêu như con trai mình. Lão mang hết số tiền bán chó và dành dụm được từ việc bán mảnh vườn gửi nhờ ông Giáo. Mấy hôm sau lão kiếm được gù ăn nấy. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó nói dối là đánh bả con chó hay sang vườn để giết thịt ăn nhưng thực ra là để tự tử. Cái chết của lão Hạc dữ dội, vật vã, chẳng ai hiểu vì sao lão chết ngoại trừ ông Giáo và Binh Tư.
>> Tham khảo thêm: Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc
3. Giá trị nội dung
Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.
>> Phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
>> Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
4. Đặc sắc nghệ thuật
Nam Cao đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, cách kể chuyện giản dị, tự nhiên chân thực, giọng điệu linh hoạt và tình huống đôc đáo.
>> Em hiểu thế nào về câu nói: Chao ôi, đối với những người sống quanh ta…
5. Sơ đồ tư duy