/tmp/rtpid.jpg
Ở Việt Nam, trăng như mang hơi thở của một nền văn minh lúa nước. Đêm rằm, trăng tròn trịa, đủ đầy, tỏa sáng dịu êm, len lỏi trên mọi đường quê, ngõ xóm, đó cũng là lúc ta gác lại mọi ồn ã, hòa mình vào màn đêm mà ngắm cho trọn, cho đầy.
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Đan sáng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?”
Chẳng biết từ bao giờ, chẳng biết ánh trăng đã thổi hồn cho bao nhiêu vần thơ dịu dàng, say đắm như thế. Chính ánh sáng dìu dịu, hiền hòa, chỉ xuất hiện vào cuối ngày ấy luôn khiến người ta tức cảnh sinh tình.
Kìa nắng thu mong manh, kìa gió thu nhẹ, khói thu xây thành, những xúc cảm của mùa thu làm trở dậy bao rung cảm trong tâm hồn. Con trẻ mong mỏi tháng tám chạy thật nhanh không chỉ để chờ ngày tựu trường trong tiếng trống giòn giã mà ai nấy đều sửa soạn, chuẩn bị cho mình một tâm hồn đẹp đón đêm hội trăng rằm. Ở Việt Nam, trăng như mang hơi thở của một nền văn minh lúa nước. Đêm rằm, trăng tròn trịa, đủ đầy, tỏa sáng dịu êm, len lỏi trên mọi đường quê, ngõ xóm, đó cũng là lúc ta gác lại mọi ồn ã, hòa mình vào màn đêm mà ngắm cho trọn, cho đầy. Bởi vậy mà đêm đêm, người ta lén vén màn và thường chọn thưởng nguyệt ngắm hoa, bên tách trà ấm, một miếng bánh ngọt, vậy là đủ say cho một cuộc tình. Khi ông trăng lên đến đỉnh đầu là lúc ánh sáng tràn đầy nhất, ngọt ngào nhất … Chúng mang một gam màu vừa trầm, vừa ấm, pha cả chút e ấp, dịu dàng tượng trưng cho viên mãn, bình an, may mắn. Ánh trăng len lỏi khắp đường thôn ngõ xóm, lẩn trốn tên từng tán cây, soi sáng góc sân nhà, tròn trịa trên trời đêm, lấp lánh niềm tin yêu, hy vọng. Cứ mỗi khi đưa mắt nhìn vầng trăng ấy, tôi lại nhớ những đứa trẻ trong tay là chiếc đèn ông sao khoác đủ sắc màu, chúng chạy nhảy và hát vang “rước đèn ông sao sao năm cánh tươi màu, cán đây rất dài cán cao qua đầu” vào đêm trung thu. Khung cảnh ấy khiến lòng người vừa nô nức vừa bình yên đến lạ.
Bà tôi kể, các cụ xưa bảo rằng cuộc đời và vầng trăng như có mối quan hệ biện chứng với nhau, một mối liên hệ mật thiết. Trăng khuyết là sự thiếu hụt, chia ly, đau đớn hay cả những nhọc nhằn. Trăng tròn là biểu trưng của sự đủ đầy, tròn trịa, sum vầy, quây quần, ấm êm. Qủa đúng là thế.
Với tôi, người ta cần trăng như cần hơi thở, như cần oxy chứ không phải là cơm áo gạo tiền nhưng phải là vầng trăng sáng nhất, vầng trăng của trời, của đất, của những ngày thảnh thơi mà ngắm cho trọn vẹn, cho đủ đầy.
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Một ô cửa nhỏ qua song sắt, một vầng trăng thanh sáng vằng vặc, vỏn vẹn bấy nhiêu cũng đủ để sợi dây cảm xúc rung lên mạnh mẽ.
Tuổi thơ tôi gắn chặt vào quê nghèo, gắn chặt vào mái rơm đã bạc nhàu năm tháng chạy mưa trú nắng, vào vầng trăng sáng nơi bầu trời tuổi thơ. Ánh trăng trong tôi là hồn quê bạt ngàn xanh bởi cây lá, sông nước, mây trời, là ngào ngạt hương cau dù đi đâu vẫn nhớ. Ở Việt Nam, trăng như mang hơi thở của một nền văn minh lúa nước. Đêm rằm, trăng tròn trịa, đủ đầy, ánh trăng trải vàng như rót mật, tỏa sáng dịu êm, len lỏi trên mọi đường quê, ngõ xóm, đó cũng là lúc ta gác lại mọi ồn ã, hòa mình vào màn đêm mà ngắm cho trọn, cho đầy. Không chói chang đến đỏ lửa như mặt trời, không rực rỡ như những vì sao, ánh sáng man mát, dịu dàng như chứa cả những niềm riêng giấu kín. Tôi thấy trong ánh trăng kia những những dung dị, hiền hòa như người dân quê mình lúc nào cũng chân chất, miệt mài.
Sống giữa thị thành, quen với khói bụi, ồn ã mà tôi thèm một không gian vô định. Tôi thèm trở về đề tìm lại ánh sáng ấy, trở về với bình yên đã soi sáng bước tôi đi bởi thấp thoáng đâu đó, ánh trăng là mộc mạc, ấm êm quê nhà.
Trăng – vầng ánh sáng dịu hiền chạy dài những chuỗi ngày thơ dại của tuổi thơ tôi. Asnh sáng ấy trải dài trong nỗi nhớ những ngày ăn chưa no, lo chưa tới.