/tmp/ogvdn.jpg
Tiếp theo phần soạn Bài 25 phần 3 ngắn nhất: Phong trào Tây Sơn, chúng ta sẽ cùng nhau đi tiếp Bài 25 phần 4. Trong phần này Top lời giải sẽ hướng dẫn các bạn trả lời toàn bộ các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử 7, đồng thời thực hành với các dạng bài trắc nghiệm kiểm tra hay nhất.
Chúng ta cùng đi đến nội dung bài học ngay dưới đây nhé:
Mục tiêu bài học
– Tài thao lược quân sự của Quang Trung và danh tướng Ngô Thì Nhậm.
– Những sự kiện lớn trong chiến dịch phá quânThanh,đặc biệt làđại thắng ở trận Ngọc Hồi-Đống Đa xuân kỉ dậu (1789)
Câu hỏi trang 127 Sử 7 Bài 25 ngắn nhất:
Vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long?
Trả lời:
Quân ta rút khỏi Thăng Long vì:
– Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.
– Trước tình thế giặc ồ ạt và mạnh hơn ta rất nhiều, Nguyễn Huệ đã cho quân ta rút khỏi Thăng Long nhằm bảo toàn lực lượng.
Câu hỏi trang 128 Sử 7 Bài 25 ngắn nhất:
Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Ý nghĩa việc lên ngôi Hoàng đế của Nguyễn Huệ là:
– Việc lên ngôi Hoàng đế trong hoàn cảnh đất nước đang gặp hiểm nguy trước kẻ thù đang lăm le xâm lược trên danh nghĩa là giúp vua Lê lấy lại chính quyền. Việc lên ngôi vua khẳng định Đại Việt là một quốc gia đã có chủ, khẳng định quyền tự chủ, độc lập của dân tộc đối với quân xâm lược.
– Bên cạnh đó, còn để tập hợp lòng dân, tạo được sức mạnh đoàn kết dân tộc cùng kháng chiến chống thế lực xâm lược.
Câu hỏi trang 129 Sử 7 Bài 25 ngắn nhất:
Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?
Trả lời:
Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu vì:
Để tạo bất ngờ cho địch không kịp trở tay. Trong khi địch đang ăn tết mà lơ là cảnh giác quân Tây Sơn ồ ạt tấn công như vậy sẽ làm địch hoảng loạn, rối ren tạo thời cơ cho quân ta.
Câu hỏi trang 129 Sử 7 Bài 25 ngắn nhất:
Vua Quang Trung chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh như thế nào?
Trả lời:
Công đoạn chuẩn bị của vua Quang Trung cho cuộc đại phá quân Thanh là:
– Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung
– Tuyển quân ở Nghệ An, Thanh Hoá
– Duyệt binh, làm lễ tuyên thệ.
– Mở cuộc hành quân thần tốc, vừa đi vừa tuyển quân.
– Quyết định tấn công giặc vào Tết Kỉ Dậu.
Câu hỏi trang 130 Sử 7 Bài 25 ngắn nhất:
Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Ý nghĩa của chiến thắng Ngọc Hồi:
– Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh thắng lợi, hoàn thành bảo vệ bờ cõi, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền đất nước, đưa phong trào Tây Sơn toàn thắng.
Bài 1 trang 131 Sử 7 Bài 25 ngắn nhất:
Em hãy trình bày cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu 1789.
Trả lời:
Cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào Tết Kỉ Dậu 1789:
– Nhận được tin cấp báo, năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc
– Đến Nghệ An – Thanh Hóa Quang Trung tuyển thêm quân và mở lễ tuyên thệ tại Thanh Hóa.
– Từ Tam Hiệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:
+ Đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy, tiến đến Thăng Long
+ Đạo thứ 2, 3: Đánh vào Tây Nam Thăng Long
+ Đạo thứ tư: Tiến ra Hải Dương
+ Đạo thứ 5: tiến ra Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc.
– Đêm 30 tết Đêm 30 Tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt toàn bộ địch ở đồn tiền tiêu. Mồng 3 Tết quân ta vây đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới đầu hàng.
– Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa.
– Tướng giặc Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử.Tôn Sĩ Nghị và vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
– Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn chiến thắng tiến vào Thăng Long.
=> Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.
Bài 2 trang 131 Sử 7 Bài 25 ngắn nhất:
Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789.
Trả lời:
Những cống hiến của phong trào Tây Sơn:
– Lật đổ hai chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong và Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước trong một thời gian dài, thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. Thiết lập vương triều Tây Sơn, một vương triều hùng mạnh dưới thời vua Quang Trung.
– Phong trào Tây Sơn làm nhiệm vụ dân tộc, đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh bảo vệ độc lập, tự chủ cho đất nước.
Phần Câu hỏi trắc nghiệm Sử 7 Bài 25
Câu 1: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn
A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm.
B. Đánh bại quân xâm lược Thanh.
C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn.
D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Trước đây đất nước bị chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài do 2 thế lực chúa Nguyễn và chính quyền Lê- Trịnh. Khi Tây Sơn tiêu diệt được chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau là chính quyền Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài thì sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.
Câu 2: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?
Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.
Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
Chọn đáp án: D
Giải thích: (SGK-126)
Câu 3: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?
Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.
Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.
Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII), nhà Trần đã sử dụng kế sách “vườn không nhà trống”, chủ động tiến công sang đất Tống sau đó rút lui về phòng vệ trong nước, chớp được thời cơ khi giặc suy yếu đến tột cùng (xem lại trận Như Nguyệt) để đánh thắng quân Mông- Nguyên. Nhưng quân Tây Sơn lại chọn lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
Câu 4: “Ban ngày những người khởi nghĩa xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng…Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèo…Họ muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan.” là lời mô tả của các giáo sĩ phương Tây về nghĩa quân
Lam Sơn.
Tây Sơn.
Chàng Lía.
Hoàng Công Chất.
Chọn đáp án: C
Giải thích: (SGK-Tr.122)
Câu 5: Nguyên cớ quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là
Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp-thuộc quốc của Xiêm.
Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.
Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép từ phía quân Tây Sơn.
Quân Tây Sơn cử sứ sang giao hảo với Xiêm.
Chọn đáp án: C
Giải thích: (SGK-Tr.124)
Câu 6: Sau khi làm chủ hầu hết các vùng ở Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì ?
Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.
Tiến quân ra Bắc, tiêu diệt chính quyền Lê-Trịnh, thống nhất đất nước.
Tiêu diệt nhà Lê lập ra triều đại mới.
Chọn đáp án: C
Câu 7: Khởi nghĩa Tây Sơn mang tính chất
Khởi nghĩa nông dân.
Cuộc giải phóng dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước.
Chọn đáp án: A
Câu 8: Nội dung của câu thơ
“Đường trời mở rộng thênh thênh
Ta đây cũng một triều đình kém ai”
thể hiện điều gì?
Âm mưu phản lại Tây Sơn của Nguyễn Hữu Chỉnh.
Âm mưu lật đổ nhà Lê của chúa Trịnh
Khát vọng xây dựng một triều đình mới của Nguyễn Huệ.
Mong muốn phù Lê diệt Trịnh của anh em Tây Sơn.
Chọn đáp án: A
Giải thích: (SGK-Tr.126)
Câu 9: Chiến thắng nào là chiến thắng lớn nhất trước quân Thanh của vua Quang Trung năm 1788-1789?
Rạch Gầm-Xoài Mút.
Hải Dương.
Lạng Giang (Bắc Giang)
Ngọc Hồi- Đống Đa.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Trận Ngọc Hồi- Đống Đa thắng vang dội kết thúc chiến tranh, buộc Tôn Sĩ Nghị phải rút quân về nước.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 25 phần 4: Phong trào Tây Sơn trong SGK Lịch sử 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.
Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 7 trong Sách bài tập và Vở bài tập tại đây nhé: