/tmp/mzcts.jpg
Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Bài 6: TTMT – Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam trong sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 9.
Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:
Mục tiêu cần đạt được của Bài 6
– Học sinh hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
– Cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng.
– Có thái độ yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hoá lịch sử của quê hương đất nước.
I. Tìm hiểu khái quát về đình làng Việt Nam
– Ở vùng đồng bằng miền Bắc và miền Trung Việt Nam, theo truyền thống mỗi làng xa thường xây dựng một ngôi đình riêng.
– Kiến trúc đình làng thường được kết hợp với chạm khắc trang trí.
– Đình làng là niềm tự hào, là hình ảnh thân thuộc, gắn bó trong tình yêu của người dân đối với quê hương.
II. Một vài nét về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng
– Chạm khắc đình làng là một dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc, độc đáo trong kho tàng nghệ thuật cổ Việt Nam.
– Chạm khắc trang trí là một bộ phận quan trọng của kiến trúc đình làng.
– Nội dung các bức chạm khắc miêu tả cuộc sống hàng ngày của người dân nên rất phong phú, dí dỏm.
– Cảnh vật ở các bức chạm khắc tự nhiên, mộc mạc.
* Kết luận:
– Chạm khắc đình làng là chạm khắc dân gian, do người dân sáng tạo lên cho chính họ nhằm phụ vụ tầng lớp vua quan phong kiến.
– Nội dung của chạm khắc đình làng miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường nhật của người dân.
– Nghệ thuật chạm khắc rất sinh động.
– Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang đậm đà tính dân gian và bản sắc dân tộc.
Câu 1
Hãy kể tên và địa điểm những ngôi đình làng mà em biết.
Trả lời:
– Đình Bảng ( Bắc Ninh); Thổ Hà, Lỗ Hạnh (Bắc Giang); Tây Đằng, Chu Quyến ( Hà Tây )….
Câu 2
Hãy nêu nội dung và tính nghệ thuật của chạm khắc gỗ đình làng.
Trả lời:
– Chạm khắc gỗ đình làng thuộc dòng nghệ thuật dân gian do nghệ nhân là nông dân sáng tạo nên. Chủ yếu phản ánh đời sống sinh hoạt của nhân dân làng xã như hình ảnh gánh con, trai gái vui đùa, uống rượu, tấu nhạc, các trò chơi dân gian…không phụ thuộc khuôn mẫu mà sáng tác theo cảm hứng từ cuộc sống diễn ra hằng ngày.
– Nét chạm dứt khoát, phóng khoáng, chỗ nông sâu tạo độ tối sáng lung linh huyền ảo.
– Chạm khắc đình làng mang vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, giản dị. mang đậm tính dân gian và bản sắc dân tộc không bị lệ thuộc giai cấp thống trị.
Câu 3
Sưu tầm tranh ảnh về đình làng và chạm khắc đình làng.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 6: TTMT – Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam trong SGK Mĩ thuật lớp 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Mĩ thuật. Chúc các bạn học giỏi!