/tmp/ejbho.jpg
Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 9 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.
Nội dung bài viết
– Phần 1: Từ đầu đến “kinh nghiệm mới” => Đưa ra lý do của hội nghị và khẳng định tình hình cấp thiết của việc bảo vệ và phát triển của trẻ em
– Phần 2: Tiếp theo đến “phải đáp ứng” => Nêu tình hình thực tế của tình trạng trẻ em trên thế giới, cũng như những thách thức đặt ra với toàn nhân loại
– Phần 3: Tiếp theo đến “tài nguyên đó” => Những khả năng, và cơ hội để có thể thực hiện việc bảo vệ và phát triển của trẻ em
– Phần 4: Còn lại: Đưa ra các nội dung chi tiết của từng nhiệm vụ cụ thể
Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo về và phát triển của trẻ em chúng ta thấy ngoài phần mở đầu ra thì Văn bản có bố cục gồm 3 phần: sự thách thức – cơ hôi – nhiệm vụ
3 phần có mối liên hệ chặt chẽ và logic với nhau.
Tác giả đưa ra phần 1 là sự thách thức ( đó là tình trạng thực tế về vấn đề trẻ em trên toàn thế giới, đang gặp nhiều nguy hại).
Tiếp đó đến phần cơ hội ( Tác giả nêu ra những điều kiện và cơ hội thuận lợi trong việc thực hiện hành động bảo vệ trẻ em) .
Cuối cùng từ những cơ sở đã nêu trên, có đầy đủ lí do, lí lẽ để tác giả rút ra nhiệm vụ khẩn thiết và quan trọng với vấn đề trẻ em trên toàn thế giới.
Trong phần thách thức, tác giả đã nêu lên thực trạng đáng lo ngại của trẻ em trên thế giới, cụ thể như sau:
– Vô số trẻ em trên khắp thế giới, phó mặc cho những hiểm họa, bị kìm hãm sự phát triển
– Trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược chiếm đóng, thôn tính
– Chịu cảnh bất hạnh: sống tha hương, trở thành người tị nạn, tàn tật, trở thành những người bị lãng quên, ruồng bỏ, bị đối xử tàn nhẫn, bóc lột
– Là nạn nhân của khủng hoảng kinh tế và đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh , mù chữ, môi trường xuống cấp, chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của nền kinh tế chậm tăng trưởng
-Mỗi ngày có 40.000 trẻ em chết vì bị suy dinh dưỡng và bệnh tật, mắc phải AIDS.
=> Qua đó, chúng ta thấy rằng, trẻ em trên toàn thế giới đang phải hứng chịu với những hậu quả tàn nhẫn và khủng khiếp, đối mặt với những vấn đề mưu sinh, cuộc sống khắc nghiệt. Làm sao để đất nước phát triển, khi mà tình trạng trẻ em trên thế giới vẫn còn là vấn đề chưa thể được giải quyết?
Trong tình hình thế giới hiện nay, chúng ta có thể thấy, vấn đề về việc bảo vệ và phát triển cho trẻ em đã có nhiều điều kiện thuận lợi, cụ thể sau:
– Sự liên kiện của các nước => tạo ra đầy đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mạng của trẻ em => thúc đẩy tiềm năng con người=> giúp các em nhận thức được nhu cầu, các quyền của mình
– Công ước về quyền trẻ em tạo cơ hội cho quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng
-Sự đoàn kết và hợp tác quốc tế, đã tạo nhiều cơ hội giúp đỡ cho các nước khôi phục và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường,… nhằm tạo ra nhiều phúc lợi cho trẻ em
Tính chất toàn diện của nội dung phần nhiệm vụ là nêu lên những nhiệm vụ cụ thể ở từng phương diện, khía cạnh các vấn đề về trẻ em và để đảm bảo sự phát triển cho trẻ em. Chúng ta thấy, từ các lĩnh vực, phương diện từ tăng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng đến phát triển nền giáo dục cho trẻ em, từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ tàn tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) đến trẻ em quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
Từ bài soạn Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em chúng ta hiểu được rằng, vấn đề của trẻ em trên toàn thế giới là một trong những nhiệm vụ cấp bách và hàng đầu của các cấp lãnh đạo trên toàn thế giới. Để đảm bảo cho trẻ em trên toàn thế giới có đủ điều kiện thuận lợi, cơ hội để phát triển và được bảo vệ, chúng ta, mỗi gia đình, mỗi quốc gia phải đặt vấn đề trẻ em lên hàng đầu, đặt song song với các vấn đề quan trọng của đất nước, bởi trẻ em là lực lượng nòng cốt và tiên quyết cho sự phát triển của quốc gia trong tương lai.
Ở địa phương em, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến vấn đề trẻ em. Các chương trình, tổ chức giúp đỡ trẻ em nghèo trong học tập được tổ chức thường niên, ngoài ra các hoạt động khuyến khích học tập hay các hoạt động xã hội vui chơi giải trí, được chính quyền địa phương chú trọng đầu tư. Nhằm tạo ra một môi trường sống và học tập tốt nhất cho trẻ em, chính quyền địa phương cùng mỗi gia đình đều tích cực đóng góp, xây dựng ý kiến về các hoạt động đoàn thể, lên kế hoạch tạo ra những chương trình hay, ý nghĩa cho trẻ em địa phương có nhiều cơ hội để thể hiện, phát triển bản thân. Hơn nữa, vấn đề bảo vệ trẻ em cũng được quan tâm hàng đầu, việc giáo dục nhận thức trong việc giúp trẻ em tránh xa các tệ nạn xã hội cũng được tuyên truyền rộng rãi tại địa phương.
Các bài viết liên quan: