/tmp/uuobk.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
– Các từ ghép là: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
– Các từ láy là: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
– Từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp
– Từ láy tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt
Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Khái niệm thành ngữ: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ý nghĩa đó thường là những khái niệm.
Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Các tổ hợp thành ngữ sau:
– Đánh trống bỏ dùi: nói về những người thiếu trách nhiệm, làm gì cũng không đến nơi đến chốn.
– Được voi đòi tiên: chỉ những người tham lam, được cái này đòi cái kia
– Nước mắt cá sấu: chỉ con người giả tạo, giả vớ xót thương cho người khác.
Các tổ hợp tục ngữ sau:
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần những người xấu, môi trường xấu thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực, còn ở gần người tốt thì sẽ có những sự ảnh hưởng tích cực
+ Chó treo mèo đậy: cách bảo quản thức ăn để tránh chó và mèo. Đối với chó cần treo lên cao khỏi chó ăn, còn mèo phải đậy lại để khỏi mèo cậy ra.
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
– Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
+ Nuôi ong tay áo: chỉ những người mình từng giúp đỡ, nhưng họ lại phản bội mình
+ Thẳng ruột ngựa: tính cách thẳng thắn, không giấu diếm
– Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
+ Dây cà ra dây muống: dài dòng, rườm rà
+ Cưỡi ngựa xem hoa: làm không tập trung, qua loa
– Đặt câu:
+ anh ta thì làm ăn được gì, chỉ có cưỡi ngựa xem hoa là giỏi thôi
+ Bà tớ lúc nào cũng kể chuyện dây cà ra dây muống mãi thôi
+ Tính tôi vốn thẳng ruột ngựa, nên hay bị mất lòng
+ Không ngờ, giờ nó quay ra hại mình, đúng là mình nuôi ong tay áo mà.
Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Dập dìu bướm lả ong lơi (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Bảy nổi ba chìm với nước non (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Cách hiểu (a) đúng. Mẹ là “ người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Độ lượng là tính từ, do đó sẽ thường đi với tính từ để giải thích nghĩa của nó, do vậy cách giải thích (b) là đúng, con cách giải thích (a) là cụm danh từ, không thể lấy một cụm danh từ để giải thích cho một tính từ
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Khái niệm từ nhiều nghĩa: Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
Khái niệm hiện tượng chuyển nghĩa: Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa
Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Từ “hoa” trong “lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
a. Từ “láy” được sử dụng dựa trên hiện tượng nhiều nghĩa, nghĩa của từ lá trong “lá phổi” là nghĩa chuyển từ lá trong “lá xa cành”.
b. Từ đường được sử dụng trên hiện tượng đồng ân. Hai từ đường được sử dụng với nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Khái niệm: Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế nhau)
Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Chọn cách hiểu (d). Từ đồng nghĩa chỉ có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp
Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Từ “xuân” có thể thay thế từ “tuổi” bởi từ xuân và từ tuổi có nét nghĩa giống nhau. Mùa xuân là mùa đầu tiên của năm, cứ đến 1 xuân là một năm, do đó mỗi năm chúng ta sẽ thêm 1 tuổi, và như vậy nói xuân là nói năm – tuổi => dùng từ xuân để thể hiện tinh thần lạc quan của người nói.
Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 2 (trang 125 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)
Các cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.
Câu 3 (trang 125 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)
– Các cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với sống – chết: chiến tranh – hòa bình, đực – cái. Các cặp trái nghĩa này thể hiện hai khái niệm loại trừ nhau.
– Các từ trái nghĩa cùng nhóm với già – trẻ: yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo. Các cặp từ trái nghĩa thang độ, thể hiện các khái niệm có tính thang độ (sự hơn kém), khẳng định cái này không có nghĩa là loại trừ cái kia.
Câu 1 (trang 126 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2 (trang 126 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)
Chú ý câu “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu” có từ “tắm” và “bể” cùng trường nghĩa làm tăng tính biểu cảm cho câu văn, do đó sức tố cáo thực dân Pháp mạnh hơn.