/tmp/oufyw.jpg
Câu 3 (Trang144 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25, 26, có thể thấy:
+ Văn nghị luận là văn trình bày quan điểm rõ ràng về hiện tượng nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
+
Văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25) |
văn nghị luận hiện đại (văn bản bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7) |
+ văn phong cổ + từ ngữ cổ + nhiều điển tích, điển cố + hình ảnh giàu tính ước lệ + câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng |
+ Diễn đạt tự nhiên, giản dị + Từ ngữ không quá trau chuốt nhưng được chọn lọc + Mang tinh thần hiện đại + Lý lẽ đời thường mà sâu sắc |
Câu 4 (Trang144 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Các văn bản nghị luận trung đại (trong các bài 22, 23, 24, 25)
+ Có lí: đưa ra những lập luận chính xác, lý lẽ sắc bén, ngôn từ chọn lọc, luận điểm, luận cứ rõ ràng
+ Có tình: thể hiện tấm lòng của tác giả về tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, giọng điệu vừa kiên quết, vừa xúc động, thổn thức
+ Có chứng cứ: những viện dẫn từ thực tế là chứng cứ rõ ràng và thuyết phục nhất
Câu 5 (Trang144 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Các văn bản trong bài 22, 23, 24:
|
Chiếu dời đô |
Hịch tướng sĩ |
Nước Đại Việt ta |
Giống nhau |
|
|
|
|
|
|
|
– Giống nhau: Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta đều thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường. Tư tưởng yêu nước là gốc của sắc thái biểu cảm được thể hiện qua văn bản.
– Khác nhau:
+ Chiếu dời đô: Thể hiện ý chí tự cường của một dân tộc đang lớn mạnh.
+ Hịch tướng sí: Tinh thần quyết chiến, quyết thắng lũ giặc bạo tàn.
+ Nước Đại Việt ta: Ý thức sâu sắc, đầy tự hào về đất nước độc lập, có chủ quyền.
Câu 6 (Trang144 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
(Chính là câu 3 trong bài soạn “Nước Đại Việt ta”)
Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc:
– Nền văn hiến lâu đời
– Cương vực lãnh thổ
– Phong tục tập quán
– Lịch sử riêng
– Chế độ riêng.