/tmp/bmpyb.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Mục đích chính của Lý Thông khi nói với Thạch Sanh là nhằm che giấu tội lỗi của mình, đánh lừa để đẩy Thạch Sanh đi còn hắn hưởng lợi riêng.
Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Lý Thông đã đạt được mục đích nói. Vì khi nghe xong lời Lý Thông thì Thạch Sanh vội từ giã mẹ con hắn và trở về gốc đa cũ.
Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Lý Thông dùng ngôn ngữ lời nói để thực hiện mục đích của mình.
Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Việc làm của Lý Thông được xem như một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích rõ ràng.
Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Câu thứ nhất nhằm mục đích kể, trình bày. Câu thứ hai nhằm mục đích đe dọa để Thạch Sanh sợ hãi. Câu thứ ba nhằm mục đích khuyên lơn giả dối Câu thứ tư nhằm mục đích hứa hẹn
Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
– “Bữa sau con ăn ở đâu?”
Mục đích nói: hỏi
– “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”
Mục đích nói: thông báo
– “U nhất định bán con ư?…….Trời ơi!”
Mục đích nói: bộc lộ cảm xúc
Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Các kiểu hành động nói:
+ Hành động hỏi
+ Hành động trình bày
+ Hành động hứa hẹn
+ Hành động bộc lộ cảm xúc
Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Hịch tướng sĩ
Mục đích nói: khích lệ việc học tập Binh thư yếu lược và tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.
Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
a.
Câu |
Hành động nói |
Mục đích của hành động |
“Bác trai … chứ?” |
Hỏi |
Thăm hỏi |
“Cảm ơn … như thường … Nhưng … lắm”. |
Trình bày |
Thông báo |
“Này … trốn”. |
Điều khiển |
Cầu khiến |
: “Chứ cứ nằm … khổ. Người ốm … hoàn hồn”. |
Trình bày |
Thuyết phục |
“Vàng … cụ”. |
Trình bày |
Bày tỏ sự đồng ý |
“Nhưng để … đã. Nhịn … còn gì”. |
Trình bày |
Giải thích |
“Thế thì … đấy”. |
Điều khiển |
Khuyên nhủ, thúc giục |
b.
câu |
Hành động nói |
Mục đích của hành động |
Đây là ý Trời … việc lớn. |
Trình bày |
Thề nguyền |
Chúng tôi nguyện …Tổ quốc! |
Hứa hẹn |
Thề nguyền |
c.
câu |
Hành động nói |
Mục đích hành động nói |
“Cậu Vàng … ạ! “Bán rồi! … bắt xong!”. |
Thông báo |
Tìm sự đồng cảm |
Cụ bán rồi”. |
Hỏi |
Xác nhận thông tin |
“Khốn nạn … ơi!”. |
Bộc lộ cảm xúc |
Giãi bày |
“Thế nó cho bắt à?”. |
Hỏi |
Bày tỏ sự ngạc nhiên |
Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
– “Anh phải hứa với em …cách xa nhau”: Hành động đề nghị, điều khiển.
– “Anh hứa đi:” Hành động điều khiển.
– “Anh xin hứa”: Hành động hứa.