/tmp/brsgq.jpg
Hệ thống lý thuyết Vật lý 11 qua Sơ đồ tư duy Vật lý 11 chương 2 chi tiết nhất. Tổng hợp loạt bài hướng dẫn lập Sơ đồ tư duy Vật lý 11 hay, ngắn gọn
1. Cường độ dòng điện :
2. Đèn (hoặc các dụng cụ tỏa nhiệt):
3. Ghép điện trở:
4. Điện năng. Công suất điện:
5. Định luật Ôm cho toàn mạch :
6. Ghép bộ nguồn( suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn):
1/ Dòng điện được định nghĩa là
A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
B. dòng chuyển động của các điện tích.
C. là dòng chuyển dời có hướng của electron.
D. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.
2/ Chiều của dòng điện là chiều dịch chuyển của các:
A. electron.
B. prô ton.
C. điện tích dương.
D. nơ tron.
3/ Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương.
B. các electron.
C. các ion âm.
D. các nguyên tử.
4/ Tác dụng đặc trưng của dòng điện là:
A. Tác dụng từ.
B. Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng hóa học.
D. Tác dụng sinh lí.
5/ Kết luận nào dưới dây là sai:
A. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch chỉ có R tỉ lệ nghịch với điện trở R.
B. Cường độ dòng điện là điện lượng đi qua 1 đơn vị tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 đơn vị thời gian.
C. Cường độ dòng điện qua 1 đoạn mạch tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa 2 đầu của đoạn mạch.
D. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của dây dẫn cũng tăng.
6/ Dòng điện 1 chiều có:
A. chiều không thay đổi.
B. cường độ thay đổi.
C. chiều và cường độ không đổi.
D. cường độ không đổi.
7/ Cường độ dòng điện qua vật dẫn phụ thuộc vào:
A. Hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn.
B. Độ dẫn điện của vật dẫn và thời gian dòng điện qua vật dẫn.
C. Độ dẫn điện của vật dẫn và hđt giữa 2 đầu vật dẫn.
D. Độ dẫn điện của vật dẫn, hđt giữa 2 đầu vật dẫn và thời gian dòng điện qua vật dẫn.
8/ Cường độ của dòng điện được tính bằng công thức nào sau đây?
A. I = q2/t
B. I = q/t.
C. I = q2.t
D. I = q.t.
9/ Cường độ dòng điện được đo bằng:
A. Nhiệt kế.
B. Lực kế.
C. công tơ điện.
D. Ampe kế.
10/ Đơn vị đo cường độ dòng điện là:
A. Jun.
B. Oát.
C. Ampe.
D. Vôn.
11/ Ngoài đơn vị Ampe, đơn vị của cường độ dòng điện còn là:
A. Jun. B.
Cu-lông.
C. Vôn.
D. Cu-lông/giây.
12/ Đơn vị đo điện lượng là:
A. Vôn.
B. Jun.
C. Oát.
D. Cu lông.
13/ Chọn câu sai:
A. Đo cường độ dđ bằng Am pe kế.
B. Am pe kế được mắc nối tiếp vào đoạn mạch cần đo cđdđ chạy qua.
C. Dòng điện chạy qua Ampe kế có chiều đi vào chốt dương và đi ra từ chốt âm.
D. Dòng điện chạy qua Ampe kế có chiều đi vào chốt âm và đi ra từ chốt dương.
14/ (1): Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
Nên: (2): dòng điện qua mổi vật dẫn là dòng chuyển dời có hướng của 2 loại điện tích này.
A. Phát biểu (1) đúng, phát biểu (2) sai.
B. Phát biểu (1) sai, phát biểu (2) đúng.
C. Phát biểu (1) đúng, phát biểu (2) đúng, hai phát biểu có tương quan.
D. Phát biểu (1) đúng, phát biểu (2) đúng, hai phát biểu không có tương quan.
15/ (1) chỉ chịu tác dụng của điện trường, các hạt mang điện dương và âm chuyển động ngược chiều nhau.
Nên (2): chiều dòng điện trong kim loại ngược với chiều chuyển động của các electron.
A. Phát biểu (1) đúng, phát biểu (2) sai.
B. Phát biểu (1) sai, phát biểu (2) đúng.
C. Phát biểu (1) đúng, phát biểu (2) đúng, hai phát biểu có tương quan.
D. Phát biểu (1) đúng, phát biểu (2) đúng, hai phát biểu không có tương quan.
16/ Trong các nhận định dưới đây, nhận định không đúng về dòng điện là:
A. Đơn vị của cường độ dòng điện là Am pe.
B. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.
C. Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng nhiều.
D. Dòng điện không đổi là dòng điện chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian.
17/ Điều kiện để có dòng điện là
A. có hiệu điện thế.
B. có điện tích tự do.
C. có hiệu điện thế và điện tích tự do.
D. có nguồn điện.
18/ Điều kiện để có dòng điện là:
A. chỉ cần có hđt.
B. chỉ cần duy trì 1 hđt giữa 2 đầu 1 vật dẫn.
C. chỉ cần có nguồn điện.
D. chỉ cần có các vật dẫn điện nối liên nhau tạo thành mạch điện kín.
19/ Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách
A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn.
B. sinh ra electron ở cực âm.
C. sinh ra ion dương ở cực dương.
D. làm biến mất electron ở cực dương.
20/ Chọn câu sai:
A. Đơn vị của suất điện động là Vôn.
B. Suất điện động là một đại lượng luôn luôn dương.
C. Mổi nguồn điện có một suất điện động nhất định, thay đổi được.
D. Mổi nguồn điện có một suất điện động nhất định, không thay đổi được.
21/ Kết luận nào sau đây là sai khi nói về nguồn điện?
A. Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì 1 hđt nhằm duy trì dòng điện trong mạch.
B. Nguồn điện bao giờ cũng có 2 cực là cực dương và cực âm.
C. Lực bên trong nguồn điện có tác dụng tách các điện tích dương và điện tích âm trong nguồn để tạo thành 2 cực của nguồn có bản chất không phải là lực tĩnh điện gọi là lực lạ.
D. Trong các loại nguồn điện khác nhau, lực lạ có cùng bản chất.
22/ Trong các nhận định về suất điện động, nhận định không đúng là:
A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
B. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược chiều điện trường và độ lớn điện tích dịch chuyển.
C. Đơn vị của suất điện động là Jun.
D. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở.
23/ Công thức tính sđđ của nguồn là:
24/ Đại lượng đặc trưng của nguồn điện là:
A. cường độ dòng điện tạo được.
B. hiệu điện thế tạo được.
C. suất điện động và điện trở trong.
D. công của nguồn.
25/ Các lực lạ bên trong của nguồn không có tác dụng:
A. Làm cho điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
B. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.
C. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.
D. Tạo ra sự tích điện khác nhau giữa 2 cực của nguồn điện.
26/ Câu nào sau đây là sai khi nói về suất điện động của nguồn điện?
A. Suất điện động có đơn vị là Vôn.
B. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
C. Do suất điện động bằng tổng độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong nên khi mạch ngoài hở thì sđđ bằng 0.
D. Số Vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của sđđ của nguồn đó.
27/ Ngoài đơn vị là Vôn, suất điện động còn có đơn vị là:
A. Cu lông/s.
B. Jun/Cu lông.
C. Jun/s.
D. Ampe.giây.
28/ Hạt nào sau đây không thể tải điện?
A. Prôtôn.
B. Êlectron.
C. Iôn.
D. Phôtôn.
29/ Dòng điện không có tác dụng nào trong các tác dụng sau:
A. Tác dụng cơ.
B. Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng hoá học.
D. Tác dụng từ.
30/ Cho các từ và cụm từ sau đây:
1. các e tự do.
2. hiệu điện thế.
3. lực tĩnh điện.
4. ngược chiều điện trường.
a. Từ hay cụm từ điền vào chổ trống thích hợp “Giữa 2 cực của nguồn điện có một …… . được duy trì” là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
b. Từ hay cụm từ điền vào chổ trống thích hợp: “ Lực lạ tác dụng lên điện tích nhưng không phải là…” là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
c. Từ hay cụm từ điền vào chổ trống thích hợp: “ Lực lạ thực hiện công thắng công cản của ……..bên trong nguồn điện” là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4