/tmp/vyogw.jpg
Hệ thống lý thuyết Sinh 11 qua Sơ đồ tư duy Quang hợp ở thực vật chi tiết, đầy đủ nhất. Tổng hợp loạt bài hướng dẫn lập Sơ đồ tư duy Sinh 11 hay, ngắn gọn
Nội dung bài viết
Sơ đồ tư duy quang hợp ở thực vật
1.Quang hợp là gì?
– Quang hợp ở thực vật là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ để tạo ra cacbohiđrat và ôxi từ khí CO2 và H2O.
– Phương trình tổng quát:
ASMT
6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
DL
2. Vai trò của quang hợp:
– Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho y học.
– Biến đổi và tích luỹ năng lượng (năng lượng vật lí thành năng lượng hoá học)
– Hấp thụ CO2 và thải O2 điều hòa không khí.
1. Hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp:
* Hình thái :
– Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ được nhiều tia sáng.
– Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
– Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
2. Lục lạp là bào quan quang hợp:
+ Cấu tạo:
– Lục lạp có màng kép, bên trong là các túi tilacôit xếp chồng lên nhau gọi là grana.
– Nằm giữa màng trong của lục lạp và màng tilacôit là chất nền (strôma).
+ Chức năng:
– Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng của pha sáng.
– Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.
– Chất nền là nơi xảy ra các phản ứng của pha tối quang hợp.
3. Hệ sắc tố quang hợp:
Hệ sắc tố quang hợp gồm có:
– Diệp lục (chlorophyl): diệp lục hấp thụ ánh sáng xanh (430nm) và ánh sáng đỏ (662nm). Diệp lục được chia thành hai nhóm là: diệp lục a và Diệp lục b. Diệp lục a sau khi hấp thụ ánh sáng sẽ chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.
Sơ đồ:
Carotenoti ” Diệp lục b ” Diệp lục a ” Diệp lục a ở trung tâm
– Carôtenôit bao gồm caroten và xantophyl. Các sắc tố hấp thụ sau đó truyền năng lượng cho diệp lục a. Caroten hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 446 – 476 nm, xantophyl hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 451 – 481 nm.
– Phicobilin: đây là nhóm sắc tố đóng vai trò quang trọng với tảo và thực vật thủy sinh. Phicobilin hấp thụ ánh sáng trong vùng lục (550 nm) và vàng (612 nm).
Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp có thể kể đến như:
+ Ánh sáng
+ Nồng độ khí CO2
+ Nước
+ Nhiệt độ
+ Nguyên tố khoáng