/tmp/ixkva.jpg
Để tìm hiểu sâu hơn về giá trị tác phẩm Bếp lửa, mời các em tham khảo một số hướng dẫn về bài viết Sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt sau đây. Hi vọng với các gợi ý ngắn gọn, chi tiết, hay nhất này các em sẽ có thêm tài liệu, cách triển khai để hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất!
Bài thơ “Bếp lửa” là một trong những bài thơ hay, nằm trong tập thơ đầu tay “Hương cây – Bếp lửa” của Bằng Việt với Lưu Quang Vũ. Có thể nói đây là bài thơ rất xúc động về tình cảm bà cháu, tác giả đã gợi lại những kỉ niệm về bà bên bếp lửa, từ đó bộc lộ tình yêu thương bà, thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với người bà đã hi sinh cả một đời vì con cháu.
Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được gắn liền với hình ảnh người bà, và xuyên suốt tác phẩm bếp lửa và người bà được nhắc đến nhiều lần, mỗi lần đều mang những nội dung ý nghĩa riêng. Đặc biệt là từng cảm xúc của nhà thơ được gửi gắm trong những câu thơ đều rất đặc trưng, các thủ pháp nghệ thuật, những hình ảnh và cách miêu tả của tác giả đã góp phần bộc lộ rõ tâm tư, tình cảm của người cháu đối với bà.
Sơ đồ tư duy bài thơ “Bếp lửa” là sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về bài thơ từ khái quát đến cụ thể, các em có thể tham khảo sơ đồ để tự mình hệ thống hóa kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mới theo nhu cầu học tập của mình. Với việc học tập bằng sơ đồ tư duy, các em sẽ không lo bị thiếu sót các ý trọng tâm cả về tác giả – tác phẩm, nội dung và nghệ thuật.
Dưới đây là sơ đồ tư duy bài thơ “Bếp lửa” cho các em tham khảo.
1. Sơ đồ tư duy khái quát
2. Sơ đồ tư duy tìm hiểu nội dung
—/—
Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những gợi ý ngắn gọn cho bài viết Sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn!