/tmp/bimpi.jpg
Câu hỏi: Sinh vật sản xuất là những sinh vật
A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp.
Lời giải
Đáp án : C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân.
Giải thích chi tiết:
Sinh vật được gọi sản xuất khi chúng có khả năng tạo ra các hợp chất hữu cơ để nuôi sống cơ thể của mình. Trong các trường hợp sinh vật này có khả năng sử dụng ánh nắng mặt trời để quang hợp tạo ra chất hữu cơ. Các dạng sinh vật này đóng vai trò cực kỳ quan trọng, cần thiết trong hệ sinh thái.
Nội dung bài viết
Thông thường dạng sinh vật này có hoạt động quang hợp tạo ra chất hữu cơ. Các dạng sinh vật bao gồm thực vật, vi khuẩn lam, vi khuẩn nguyên sinh, sinh vật đơn bào khác.
Sinh vật sản xuất đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ sinh thái cũng như đối với chuỗi thức ăn. Được đánh giá một trong những nguồn thức ăn quan trọng trong chuỗi thức ăn để nuôi sống sinh vật và con người. Nếu vắng mặt các sinh vật có vai trò sản xuất sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái cũng như ảnh hưởng đến sự diệt vong của các loại còn lại.
Kiến thức mở rộng
Chuỗi thức ăn (quan hệ thức ăn) (xích thức ăn) là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ. Các chuỗi thức ăn dày đặc tạo nên các mạng lưới thức ăn.
Ví dụ:
Trong chuỗi thức ăn, có ba loại sinh vật gồm:
– Sinh vật sản xuất
Là sinh vật bắt đầu của chuỗi thức ăn vì nó trực tiếp tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ. Nó còn được gọi là sinh vật tự dưỡng hay sinh vật cung cấp. Trong nhóm sinh vật tự dưỡng lại chia làm hai loại: một loại sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ còn một loại sử dụng nguồn năng lượng từ các phản ứng hóa học.
Ví dụ: cây xanh, một số loài tảo, vi khuẩn…
– Sinh vật tiêu thụ
Là những sinh vật dị dưỡng (không tự tổng hợp được chất hữu cơ) phải lấy chất hữu cơ bằng cách tiêu thụ sinh vật dị dưỡng hoặc các sinh vật tự dưỡng.
– Sinh vật phân giải
Là vi khuẩn dị dưỡng hoặc nấm phân hủy chất hữu cơ thành vô cơ.
– Chuỗi thức ăn có sinh vật mở đầu là sinh vật sản xuất:(xích thức ăn chăn nuôi)
Ví dụ: cỏ → thỏ → sói → vi sinh vật phân giải
– Chuỗi thức ăn có sinh vật mở đầu bằng mùn bã hữu cơ:(xích thức ăn phế liệu)
Ví dụ: mùn bã hữu cơ -> giun đất -> Gà -> chó sói -> cọp -> vi khuẩn.
– Chuỗi thức ăn thẩm thấu: (chỉ có ở dưới nước)
Ví dụ: động vật nguyên sinh -> cá nhỏ -> cá lớn