/tmp/tbowd.jpg
Câu hỏi: Quy luật giá trị và ý nghĩa của quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
Lời giải:
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Yêu cầu chung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết.
“sản xuất trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay thời gian lao động cần thiết “. Trên thực tế thì quy luật giá trị mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng do mang các tính chất sau :
– Điều tiết và lưu thông hàng hoá: trong sản xuất quy luật giá trị điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành sản xuất thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá
– Kích thích lực lượng sản xuất phát triển: người sản xuất muốn đứng vững phải liên tục đổi mới kỹ thụât vì kỹ thuật tiên tiến thì giá trị cá biệt của hàng hoá sẽ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá như vậy người sản xuất mới có lãi nhất
– Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên: sự tác động của quy luật giá trị bên cạnh những tích cực kể trên còn dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá nhất là những người sản xuất nhỏ
Quy luật giá trị và ý nghĩa của quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam như thế nào chúng ta hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn nhé:
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Yêu cầu chung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết.
Về nội dung quy luật giá trị: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, người tiến hành sản xuất phải có sự hao phí sức lao động cá biệt của mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí sức lao động xã hội cần thiết, thì mới đạt được lợi thế trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là những lợi thế giúp người sản xuất đó có thể có ưu thế hơn so với những người sản xuất khác.
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa được thực hiện theo sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết, tức là cần phải tiết kiệm lao động nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa, có như vậy, việc sản xuất ra hàng hóa mới đem lại lợi thế cạnh tranh cao.
Thứ hai: Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và đảm bảo hoạt động sản xuất đó có lãi để tiếp tục tái sản xuất
Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị. Vì vậy nên phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa.
Trên thị trường còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung – cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự tác động, thay đổi này là cơ chế hoạt động của hoạt động của quy luật giá trị.
– Thứ nhất: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường. Điều tiết sản xuất tức là điều khiển, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Nếu cung < cầu: giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có lãi, bán chạy. Nếu Giá cả hàng hóa cao hơn giá trị sẽ làm cho mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá cả của hàng hóa tăng
Nếu cung > cầu: hàng hóa sản xuất ra nhiều so với nhu cầu của thị trường, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. Vì vậy, người sản xuất ngừng hoặc giảm sản xuất; nếu giá cả giảm thì cầu hàng hóa sẽ tăng.
Cung = Cầu: giá cả trùng hợp với giá trị. Do đó, nền kinh tế người ta thường gọi là “bão hòa”.
Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị dựa vào sự thay đổi của giá cả hàng hóa trên thị trường. Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
– Thứ hai: Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể sản xuất có tính độc lập trong quá trình sản xuất và vì vậy nên sự hảo tổn lao động của các chủ thể cũng sẽ khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi sẽ thu được lãi cao. Nhà sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thua lỗ. Để giành lợi thế trong cạnh tranh, và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, nhà sản xuất phải dùng các biện pháp để tối đa hoa hóa chi phí sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, tạo ra cho mình những lợi thế cạnh tranh.
– Thứ ba: Làm cho sự phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, từ đó mà thu được nhiều lợi nhuận, họ trở thành người giàu. Họ mở rộng thêm sản xuất, quy mô. Ngược lại những người không có được các lợi thế cạnh tranh sẽ dần thua lỗ, trở thành người nghèo.