/tmp/xeljt.jpg
Để tim hiểu về Quá trình quang hợp và hô hấp của cây, hãy cùng Top lời giải trả lời từng câu hỏi sau đây nhé
Nội dung bài viết
Không chỉ với động vật mà thực vật cũng cần phải hô hấp để duy trì sự sống. Cũng như các loài cây luôn hô hấp suốt ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây đều phải tham gia hô hấp.
Trong quá trình hô hấp, cây lấy oxy để phân giải tất cả các chất hữu cơ, đồng thời sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống và sau đó thải ra khí cacbonic cùng với hơi nước. Do đó, khi trồng cây người ta cần phải làm cho đất thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo và rễ hô hấp tốt nhất để góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Hô hấp ở cây xanh chính là quá trình oxy hóa sinh học, dưới tác dụng của enzym. Nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucose của tế bào sống, trong đó những phần tử hữu cơ bị oxy hóa đến CO2 và H2O, đồng thời một phần năng lượng sẽ giải phóng ra được tích lũy ở dạng dễ sử dụng ATP – một trong những hợp chất căn bản của sự sống, nắm giữ vai trò chủ chốt ở hầu hết các quá trình chuyển hóa năng lượng trong mỗi hoạt động sống.
Phương trình quang hợp của cây xanh tổng quát: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP)
Vì vào ban đêm, cây hô hấp sẽ lấy O2 trong không khí và thải ra rất nhiều khí CO2. Vì vậy, đặt cây xanh trong phòng có đóng cửa kín thì không khí trong phòng sẽ bị thiếu khí O2 dễ dẫn đến trường hợp người ngủ có thể bị ngạt gây nguy hiểm hoặc bị mệt.
Quá trình hô hấp ở cây xanh rất đặc điểm như thế nào và có vai trò rất quan trọng, đặc điểm cơ bản cần lưu ý của quá trình này như sau:
+ Nhiệt độ được duy trì thuận lợi cho các hoạt động sống trong cơ thể thông qua việc năng lượng được thải ra ở dưới dạng nhiệt cần thiết
+ Năng lượng được tích lũy ở trong ATP được dùng để: vận chuyển các vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, đồng thời sửa chữa những hư hại của tế bào …
+ Trong quá trình hô hấp ở cây xanh và nhiều sản phẩm trung gian được hình thành, các sản phẩm trung gian này chính là nguyên liệu của nhiều quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể.
Hô hấp ở cây xanh luôn phải chịu ảnh hưởng của môi trường và điều chỉnh các yếu tố môi trường là biện pháp bảo quản tốt nhất cho nông phẩm. Trong quá trình hô hấp, cây xanh lấy Oxy để thực hiện phân giải các chất hữu cơ và sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời ra thải khí CO2 và hơi nước (H2O). Ở cây xanh, hô hấp bao gồm có hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.
+ Hô hấp là các phản ứng hóa học phải có sự xúc tác của thành phần enzim, vì thế luôn phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ.
+ Nước trong cây liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp, lý do là vì nước chính là dung môi và là môi trường nơi các phản ứng xảy ra. Nước cũng tham gia vào quá trình oxi hóa các nguyên liệu hô hấp.
+ Vai trò của oxi đối với hô hấp của cây rất quan trọng. Oxi tham gia trực tiếp vào việc oxi hóa những chất hữu cơ và là chất nhận điện tử cuối trong cùng trong chuỗi truyền điện tử . Nếu như bị thiếu Oxy, cây chuyển sang hô hấp kị khí rất bất lợi cho toàn bộ tế bảo cũng như cơ thể cây.
+ CO2 trong môi trường với hàm lượng cao khiến cho quá trình hô hấp cây bị ức chế.
Như vậy, chúng ta có thể kết luận sự hô hấp của cây xanh luôn bị phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường. Nó có mối liên hệ chặt chẽ và giúp hệ thực vật phát triển và sinh sôi.
Quang hợp chính là quá trình tổng hợp hợp chất hữu cơ ở các nhóm thực vật, tảo và một số vi khuẩn nhờ quá trình thu nhận ánh sáng từ năng lượng mặt trời. Ở thực vật, quá trình quang hợp được diễn ra là nhờ chất diệp lục (chlorophyll) có trong lục lạp. Một số loài vi khuẩn không sử dụng chlorophyll để tiến hành quang hợp mà dùng một loại sắc tố tương tự có tên khoa học là bacteriochlorophylls.
Vai trò quan trọng của quang hợp đối với cây xanh
Quá trình quang hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của các sinh vật trên Trái đất. Đặc biệt là quá trình quang hợp ở các loài cây xanh, tạo ra khí Oxy, đây là nguồn sống của hầu hết các sinh vật hiện nay. Dưới đây là 3 vai trò quan trọng nhất của quá trình quang hợp ở nhóm thực vật mà chúng ta cần lưu ý đó là.
+ Tổng hợp chất hữu cơ: sản phẩm của quang hợp được tạo ra hợp chất hữu cơ cung cấp nguồn thức ăn cho tất cả các sinh vật và thường dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hoặc dùng để chế tạo ra thuốc chữa bệnh cho con người.
+ Tích lũy năng lượng: Quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành các liên kết hóa học, cung cấp và tích lũy nhiều năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.
+ Điều hòa không khí: Quá trình quang hợp ở cây xanh giúp hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2 và hơi nước còn có tác dụng điều hòa không khí, đồng thời giảm hiệu ứng nhà kính nhằm đem lại bầu không khí trong lành, mát mẻ cho trái đất.
Thành phần và chức năng hệ sắc tố quang hợp của lá cây
Cây quang hợp nhờ vào chất diệp lục có trong hệ sắc tố quang hợp ở lá cây kết hợp cùng với Carotenoit. Bề mặt lá cây khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp các sắc tố diệp lục hấp thụ được năng lượng và tiến hành quá trình quang hợp ở cây xanh. Hệ sắc tố quang hợp của lá được chia làm 2 thành phần chính đó là diệp lục và carotenoit. Ở nhóm tảo và thực vật thủy sinh thì sẽ có thêm sắc tố phụ phycobilin.
Quang hợp và hô hấp được xem là hai quá trình chuyển hóa quan trọng nhất của sinh vật. Nhờ quang hợp và hô hấp thì cơ thể thực vật mới có thể tồn tại và phát triển.Thế nhưng, nếu bạn chưa thể phân biệt rõ quá trình quang hợp và quá trình hô hấp để hiểu rõ hơn hai quá trình này thì bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây.
Giống nhau giữa quang hợp và hô hấp
+ Cả quang hợp và hô hấp đều là chuyển hoá vật chất cùng các năng lượng trong tế bào.
+ Đều là các chuỗi phản ứng oxi hoá – khử rất phức tạp.
+ Đều có sự tham gia của nhiều chất vận chuyển electron.
Khác nhau giữa quang hợp và hô hấp
– Quang hợp:
+ Vị trí xảy ra tiến trình: lục lạp
+ Điều kiện xảy ra: có ánh sáng, hệ sắc tố và enzyme quang hợp
+ Dạng năng lượng: chuyển quang năng thành hóa năng trong các hợp chất hữu cơ.
– Hô hấp:
+ Vị trí xảy ra tiến trình: ti thể
+ Điều kiện: Qúa trình diễn ra không cần ánh sáng và cần có enzyme để hô hấp
+ Sản phẩm: ATP, H2O, CO2
+ Dạng năng lượng: chuyển hóa năng trong các hợp chất hữu cơ chuyển thành hóa năng trong những liên kết hóa học của phân tử ATP.