/tmp/dhcej.jpg
1. Dạng 1: Biết trình tự gen, xác định trình tự ARN hay ngược lại
– Xác định được mạch khuôn: chỉ một trong hai mạch của gen được dùng làm mạch khuôn, đó là mạch có chiều 3’ → 5’.
– Nguyên tắc bổ sung của cơ chế sao mã là:
Mạch khuôn |
|
ARN |
A |
– |
Um |
T |
– |
Am |
G |
– |
Xm |
X |
– |
Gm |
– Do vậy, biết cấu trúc của gen, ta xác định được cấu trúc của ARN tương ứng và ngược lại.
2. Dạng 2: Liên hệ về số nuclêôtit, chiều dài của gen và ARN, số liên kết hiđrô bị phá hủy, số liên kết hóa trị được hình thành.
* Đốì với gen không phân mảnh:
Gen có hai mạch, ARN có một mạch. Do vậy:
Số nuclêôtit của gen gấp đôi số ribônuclêôtit của ARN tương ứng: Ngen = 2NmARN
+ Chiều dài gen bằng chiều dài ARN do nó tổng hợp: Lgen = LmARN
+ Về số lượng:
+ Về tỉ lệ phần trăm (mỗi mạch đơn tính 100%).
+ Trong quá trình phiên mã có sự phá hủy các liên kết hiđrô của gen và thành lập mới các liên kết hóa trị trong các mARN.
Gọi k là số lần phiên mã của 1 gen.
H = 2A + 3G là số liên kết hiđrô của gen.
Y = N – 2 là số liên kết hóa trị trong 2 mạch đơn.
Ta có:
* Đối với gen phân mảnh: tùy đề cho về tỉ lệ giữa các đoạn êxôn và intron.
3. Dạng 3: Xác định số lần phiên mã của gen, số phân tử mARN tạo ra
Một gen phiên mã bao nhiêu lần sẽ tạo ra bấy nhiêu phân tử mARN giống nhau ở tế bào nhân sơ và mARN sơ khai ở tế bào nhân thực.
Tổng số ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho k lần phiên mã là:
1. Liên hệ giữa sô nuclêôtit, chiều dài của gen – số ribonuclêôtit của ARN với số axit amin môi trường cung cấp
Chỉ một mạch cửa gen làm mạch khuôn.
Mã di truyền là mă bộ ba.
Mã kết thúc không quy định axit amin nào.
+ Gọi Na: Số axit amin môi trường cần cung cấp đế tổng hợp 1 phân tử prôtêin (mỗi prôtêin xem như có 1 chuỗi polypeptit):
Chú ý: Trong prôtêin hoàn chỉnh, số axit amin giảm đi 1 so với chuỗi polipeptit ba đầu do axit amin mở đầu bị cắt đi.
2. Liên hệ giữa số axit amin cần – số liên kết peptit – số phân tử nước được giải phóng.
Mỗi axit amin dài trung bình 3 Å và có khối lượng trung bình là 110 đvC.
Cứ hai axit kế tiếp nhau loại chung một phân tử nước hình thành một liên kết peptit.
3. Tương quan giữa số lượng, số lượt tARN, số lượng, số lượt ribôxôm
Số axit amin cần được cung cấp = Số lượt tARN tham gia dịch mã.
Mỗi tARN có thể dịch mã một hay nhiều lượt, do vậy số lượt ≥ số lượng tARN (số lượt bằng số lượng khi mỗi tARN đều dịch mã một lần).
Mối ribôxôm có thể dịch mã một hay nhiều lượt. Do vậy số lượt ribôxôm ≥ số lượng ribôxôm (số lượt bằng số lượng khi mỗi ribôxôm đều dịch mã một lần).
4. Xác định số ribôxôm và khoảng cách giữa các ribôxôm
Do kích thước của ribôxôm nên khi ribôxôm trước chuyển dịch từ 50 – 100 Å thì ribôxôm sau mới có thể tiếp xúc với mARN.
Ribôxôm chuyển dịch từng đơn vị mã nên khoảng cách giữa các ribôxôm kế tiếp phải là bộ số nguyên dương của 3.3,4 = 10,2 Å và là 51 Å , 61,2Å, 71,4Å, 81,6Å hay 91,8Å