/tmp/cjavq.jpg Phân tích khổ 5 bài Sóng | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Phân tích khổ 5 bài Sóng | Myphamthucuc.vn

Sóng là đứa con tinh thần tha thiết, lắng sâu mà Xuân Quỳnh gửi lại bạn đọc, có lẽ bởi đến với Sóng, người đọc không chỉ tìm thấy những cung bậc cảm xúc muôn thuở trong tình yêu, mà còn cảm nhận được cách diễn đạt mới mẻ mà nhà thơ gửi gắm trong đó. Khổ thơ thứ 5, cũng viết về nỗi nhớ nhưng đã để lại những dấu ấn riêng của Xuân Quỳnh trong lòng bạn đọc. Hãy khám phá nét riêng ấy trong các bài phân tích khổ 5 bài Sóng dưới đây nhé.

Phân tích khổ 5 bài Sóng – Bài mẫu 1

          Sóng là tiếng thơ tha thiết của Xuân Quỳnh về tình yêu, và cũng ở đó, nhà thơ thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về quy luật muôn thuở của tình yêu – một địa hạt đã được nhiều cây bút đào xới, kiếm tìm. Đặc biệt, bằng cách phổ vào trong Sóng điệu tâm hồn của riêng nữ thi sĩ, cho nên dẫu viết về xúc cảm muôn thuở của đôi lứa yêu nhau ấy là nỗi nhớ, thì nó vẫn có những nét đặc sắc riêng.

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

       Sóng mang trong mình nỗi nhớ, và sóng chính là nỗi nhớ. Con sóng đập cồn cào da diết hay chính là nhịp thở của đại dương bao la, là những khắc khoải và nhớ thương mà con sóng gửi vào biển cả bất tận. Mượn hình ảnh con sóng cồn cào, con sóng trên mặt nước và cả dưới lòng sâu để diễn tả về nỗi nhớ, Xuân Quỳnh hẳn đã tìm thấy sự đồng điệu của mình trong sóng. Vì thế mà sóng là sự hóa thân, là thân phận của cùng một cái tôi Xuân Quỳnh đã phả vào hình tượng sóng điệu hồn nồng nàn của mình, do vậy tái tạo nó, khiến nó như mới được sinh ra lần đầu trong tình yêu và nỗi nhớ. Nỗi nhớ, hay tên gọi khác là tương tư, là cảm xúc muôn thuở của đôi lứa yêu nhau.

        Ca dao đã từng tương tư:

“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”

Và cố thi cũng đã từng tương tư:

“Quân tại Tương giang đầu

Thiếp tại Tương giang vĩ

Tương tư bất tương kiến

Đồng ẩm tương giang thủy”

       Và chàng thi sĩ chân quê Nguyễn Bính cũng góp vào từ điển tình yêu với nỗi nhớ thầm đầy duyên dáng, đằm thắm thôn quê:

Xem thêm:  Tóm tắt truyện Thầy bói xem voi | Myphamthucuc.vn

“Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người”

       Nhưng để ý có thể thấy, nếu trước Xuân Quỳnh, cái người đọc cảm nhận là sự da diết của nỗi nhớ, thì đến Xuân Quỳnh với hình tượng sóng, nhà thơ đẩy liên tưởng của người đọc đi xa hơn. Nỗi nhớ của nhân vật trong sóng bao trùm, chế ngự cả không gian và thời gian, xâm chiếm toàn bộ  thế giới vô biên của tâm hồn, nỗi nhớ cụ thể trong ý thức, nỗi nhớ mơ hồ trong tiềm thức, nỗi nhớ hiện hữu trong từng ý nghĩ, nhịp thở. Cái cồn cào da diết, mãnh liệt cuộn trào của cơn sóng lòng như đã cuốn nhịp thơ nhanh, dồn dập. Chính điều này cũng tạo nên sự khác biệt trong mạch cảm xúc của Xuân Quỳnh, mạch chảy của trái tim bao trùm, chi phối toàn bộ mạch cảm xúc của đoạn thơ, nó không phải là nhịp điệu của bằng trắc một cách cứng nhắc, mà là nhịp điệu của tâm hồn, do đó dễ khơi gợi sự đồng điệu, thấu cảm, và là cây cầu bắc liên tưởng đến cho người đọc.

       Nỗi nhớ trong Sóng cứ như thế miên man vỗ những nhịp đập bất tận vào tâm hồn người đọc, để dẫu đời thơ Xuân Quỳnh có ngừng, thì sóng thơ Xuân Quỳnh vẫn chảy mãi, vẫn da diết và ngân vang những giai điệu riêng của nỗi nhớ trong tâm hồn những kẻ đang yêu.

Phân tích khổ 5 bài Sóng – Bài mẫu 2

Phân tích khổ 5 bài Sóng | Top 2 bài phân tích hay nhất

         Chuyện tình yêu không hẳn lúc nào cũng phải tỏ tường bằng những lời hoa mỹ, đẹp đẽ như trong cổ tích, cũng chẳng cần tô vẽ, thắp sáng trên mặt các báo. Chỉ cần tình yêu này đủ lớn trong vòng tay của hai người trong cuộc, hai nửa luôn bên nhau dù tất cả điều gì. Và cô gái Xuân Quỳnh với cái nhìn, cách yêu của mình cũng thế, cô ấy đã đặt vào thơ vô cùng thổn thức. GS TS Trần Đăng Suyền đã từng viết về nhà thơ với bài thơ sóng: “Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở”. Tấm lòng thuỷ chung, son sắt trong tình yêu của nhà thơ sẽ thể hiện rõ ràng ở khổ thơ thứ 5.

Xem thêm:  Lý thuyết Hóa 8: Bài 6. Đơn chất và hợp chất - Phân tử | Myphamthucuc.vn

        Bài thơ Sóng luôn nổi tiếng khi nói về chủ đề tình yêu trong thơ ca,cách đặt hình tượng sóng xuyên suốt bài thơ là một dụng ý, nơi đó hiện lên cái tư tưởng, cách nhìn mới mẻ của thi sĩ. Sóng để nói người phụ nữ cũng như tình yêu luôn tràn đầy, tươi trẻ của họ. Với nhà thơ trong tình yêu thì lòng tin tưởng, sự thủy chung luôn cần thiết và sẽ là nền tảng để giúp cho mối quan hệ thêm khắng khít:

 “Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

        Tất thẩy mọi sự việc luôn cần có một cái nhìn tổng quát từ ngoài vào trong, tương đồng với sóng, người con gái trong tình yêu luôn cần có cái nhìn sâu, thấu trong tấm lòng.Nhà thơ mang một trái tim đa sầu đa cảm, chiều sâu trước tình yêu vì thế mà trước sự nhung nhớ da diết, nhà thơ thả vào con sóng bằng biện pháp nhân hóa “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước” để thấy trái tim đau đáu ngày đêm không ngủ được. Nỗi nhớ dù trong không gian hay thời gian kể cả trong giấc mơ đều lan tỏa đầy ắp, nhìn đâu cũng nhớ về người mình thương. Tình yêu của nhà thơ là thế, yêu là nhớ là thương, nỗi nhớ nồng nàn, da diết cả ý thức lẫn tiềm thức, mỗi suy nghĩ đều hướng về anh. Từ đó mới thấy mạnh dạn, chủ động, mãnh liệt, son sắt hết mình với tình yêu mà còn dịu dàng, tinh tếlà cảm xúc của người con gái trong tình yêu .

        Sóng không phải lúc nào cũng lặng lẽ rồi dữ dội mà đôi lúc nó còn ẩn hiện “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước” nhằm thấy rõ nỗi nhớ trong tình yêu như con sóng tràn khắp không gian cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bờ chính là đích đến, nơi neo đậu cuối cùng của sóng, vì thế mà sẽ chẳng có gì ngăn cản được sóng bất chấp vươn ra tới bờ. Lòng em da diết nhớ về anh không sao ngủ được như con sóng rạo rực, cồn cào không sao yên được. Trong lời thơ sâu thẳm là nỗi nhớ của trái tim người con gái nổi lên, nó cồn cào, da diết mà mãnh liệt vô cùng. Cuộc đời có vùi dập, xô đẩy ra sao thì sau tất cả trái tim nhỏ bé kia vẫn sẽ dành một khoảng nhung nhớ về người thương. Tình yêu có ý nghĩa, nổi trội như thế mới đủ sức níu giữ tấm lòng chung thủy, tin tưởng ở nhà thơ cũng như con sóng ngoài kia dù thế nào vẫn mãi xô vào bờ.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng nhân vật ông lái đò trong bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân | Myphamthucuc.vn

       Sóng cứ luôn dập dìu theo dòng nước dội vào bờ, mang trong mình nỗi nhớ. Tuy nhiên sẽ chẳng bao giờ sóng ngủ, người ta mới liên tưởng đấy là nhịp đập, hơi thở của biển cả. Do vậy nếu mà sóng là sự sống của biển thì nỗi nhớ chính là gia vị, hơi thở của tình yêu. Khi trái tim kia ngừng nhung nhớ cũng là lúc tình yêu đấy đi vào tàn lụi. Trong tình yêu người ta luôn lo sợ sự chia xa, mất đi của nửa còn lại vì thế mà việc nuôi giữ hạnh phúc khi yêu luôn cần có nỗi nhớ chứng minh.

       Tình yêu là thứ tình cảm chẳng thể nói thành lời, cảm giác tim mình đập nhanh chóng, cảm giác nhung nhớ một ai đó, cảm giác hờn giận đau lòng. Tất cả chỉ có ở tình yêu. Và Xuân Quỳnh đã đặt trong từng lời thơ chắc nịch quan điểm về tình yêu của một trái tim tươi trẻ, đầy mới mẻ, cái nhìn hiện đại của người phụ nữ luôn trăn trở, thổn thức mang lại nỗi đồng cảm sâu sắc nơi độc giả. 

Trên đây là bài phân tích khổ 5 bài Sóng, Toploigiai mời các bạn xem Các bài viết liên quan:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu