/tmp/ovkox.jpg
Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Phân tích 4 khổ thơ đầu bài Sóng. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Trong các nhà thơ nữ, Xuân Quỳnh được xem là nữ hoàng của tình yêu. Xuân Quỳnh viết nhiều đề tài về cuộc sống đời thường nhưng tình yêu có lẽ là đề tài thành công, gây được tiếng vang lớn nhất trong sự nghiệp văn học của bà. Trong tiếng thơ của Xuân Quỳnh luôn thổn thức nỗi lòng yêu thương trân thành, mãnh liệt nhưng chứa chan âu lo, dự cảm chẳng lành. Đến với Sóng, hồn thơ ấy lại được thể hiện đậm nét hơn qua bốn khổ thơ đầu của bài thơ. Bốn khổ thơ chứa chan khát vọng tha thiết, nhiệt thành và cả những chông chênh của người phụ nữ trong tình yêu.
Tròng bài thơ nổi bật lên là hai hình tượng sóng và em. Song hành với sóng là em. Em là cái tôi người phụ nữ trong tình yêu. Và để đối chiếu với em, soi chiếu rõ nét cho em, nhà thơ đã mượn hình ảnh của sóng. Dù là em hay là sóng quy tụ lại cũng chính là biểu trưng cho cái tôi của chính tác giả, cho tình yêu nồng nàn, mãnh liệt đắm say của bà.
Biểu hiện đầu tiên đó chính là những khát khao về tình yêu và hạnh phúc đời thường của người phụ nữ.
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
4 tình từ đặc tả: “dữ dội; dịu êm; ồn ào; lặng lẽ” đã cho ta thấy trạng thái phong phú, thất thường của những cơn sóng trên mặt biển khơi xa: khi thì dữ dội khi thì lặng lẽ. Và tâm trạng người phụ nữ trong tình yêu có lẽ cũng vậy khi thì nồng nhiệt, say đắm khi lại xa xôi, nhạt nhòa. Tuy nhiên đằng sau cái thất thường ấy lại muốn nói lên điều gì? Há chăng phải muốn chỉ ra rằng tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu là tâm hồn mỏng manh, nhạy cảm., và rất dễ tổn thương hay sao. Nhưng dù bình yên dù dữ dội thì vãn là sóng và dù mãnh liệt hay lạnh nhạt thì đó vẫn là tình yêu. Tuy xa mà gần, tuy nhìn sóng xa mà lại nói lên nỗi lòng, tâm tư đau đáu.
Có lúc dữ dội có lúc ồn ào nhưng kết lại vẫn là “lặng lẽ” và “dịu êm”. Đằng sau những biểu hiện thất thường trog tình yêu, sau tất cả về sâu thẳm người phụ nữ cũng chỉ muốn kiếm tìm cho bản thân một bến bờ tình yêu hạnh phúc, an yên. Đó có lẽ là ý nghĩa sáng nhất mà Xuân Quỳnh muốn nhắn gửi qua đôi dòng thơ mở đầu.
Và rôi người phụ nữ đã mạnh dạn hơn, chủ động hơn:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Hai câu thơ xuất hiện hai không gian tương phản: sông- biểu trưng cho không gian nhỏ bé, chật hẹp. Bể gợi một không gian lớn hơn, sâu hơn. Ở trong lòng sông chật hẹp, tù túng, sóng không thể hiểu nổi mình, không thể thỏa những ước mong của mình nên sóng đã chủ động tìm ra tận bể để tự khám phá, để khát khao. Sóng muốn được sống thỏa là mình, được đắm say với những ước mớ tình yêu vĩ đại của bản thân. Cũng giống như tâm tình người phụ nữ khát khao cháy bỏng vượt qua giới hạn để kiếm tìm sự tri âm tri kỉ, được sống là chính mình, được vươn ra cái đích trong cuộc sống nhân duyên. Người phụ nữ luôn hiền hòa nhưng trong tình yêu họ lại quyết liệt và chủ động vô cùng.
Trong đoạn thơ ta đã thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu: một tâm hồn mong manh và một khát khao mãnh liệt nhất, tự do và phóng khoáng nhất được đắm chìm, đam mê trong tình yêu sẻ chia; đích thực.
Nỗi khát vọng tình yêu luôn rạo rực trong trái tim mỗi con người
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày nay vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Con sóng đặt giữa hai trạng từ chỉ thời gian: “ngày xưa- ngày nay” , triệu triệu năm trước và hàng ngàn năm sau những con sóng vẫn cứ ngày đêm dạt dào trên mặt biển. Sóng là em, soi chiếu cho em và cũng chính vì thế những con sóng cũng chính là những con sóng lòng, con sóng tinh yêu lúc nào cũng dạt dào, cuộn trào trong trái tim nhiệt thành của người phụ nữ. Ngày xwua thế và ngày sau vẫn thế. Tình yêu là vĩnh hằng và vô tận.
Ý niệm vĩnh hằng không chỉ hiện qua thời gian mà còn hiện qua không gian. Biển tựa như lồng ngực lớn lao đất trời. Nhịp đật của sóng giống như hơi thở cồn cào của biển. Còn biển còn sóng và còn con người thì sẽ mãi còn yêu thương bất diệt. Chữ “trẻ” được khéo léo đặt cuối dòng thơ như muốn nhấn mạnh tình yêu là sức sống, là nhịp đập của tuổi trẻ, tình yêu mang đến sự tươi tắn, viết lên thanh xuân có ý nghĩa cho cuộc đời mỗi người phụ nữ. Xét đi xét lại thì xét cho cùng không chỉ riêng nhà thơ mà bất cứ ai cũng đều khát khao cháy bỏng một tình yêu vĩnh hằng, trường tồn với không gian, thời gian.
Cái đam mê khao khát trong tình yêu đã được thể hiện một cách thật đẹp, thật tài tình và trân thành.
Người phụ nữ trân trọng tình yêu và vì thế họ luôn muốn được tìm tòi những bí mật trong tình yêu:
“Trước muôn trùng sóng biển
Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
Tự khi nào sóng lên?”
Hàng loạt các câu thơ được bắt đầu bằng cấu trúc: “Em nghĩ” gợi đến biết bao những trăn trở, nghĩ suy trong trái tim người phụ nữ. Trăn trở được kiếm tìm, được giải đáp bao âu lo suy tư trắc trở. Không còn ẩn mình trong hình tượng sóng nữa, hình ảnh em ở đây đã được nổi lên, đặt trước cái mênh mông đát trời. Đối diện với không gian rộng lớn, bao la, nhà thơ bất giác đối sánh chiếu với cái mệnh mông, vô hạn của tình yêu. Nhưng đâu chỉ mênh mông đâu chỉ vô tận đại dương đầy bão tố kia chứa đựng biết bao bí ẩn, khiến cho trong lòng người phụ nữ lúc này dâng lên bao trăn trở, băn khoăn, mong muốn kiếm tìm lời giải đáp. Có lẽ rằng chỉ khi yêu con người ta mới khao khát đến thế, khao khát được khám phá, được giải đáp và được thấu hiểu đến tận cùng cội nguồn của nó. Hình ảnh người phụ nữ ở đây hiện lên thật đẹp, nét đẹp đặc biệt, thật thân thiện và đáng trân trọng.
Nối tiếp những suy nghĩ đó là câu đáp:
“Sóng bắt đầu từ gió”
Câu trả lời chóng vánh. Nhưng những trăn trở nào đâu có dừng lại ở đó. Cũng giống như những cơn sóng miên man, dập dìu nỗi băn khoăn của người phụ nữ cũng vì thế mà nối tiếp đến vô tận:
“Gió bắt đầu từ đâu”
Sóng từ gió còn gió lại tự đâu? Sự vật nối tiếp như dồn dập để rồi đáp lại bằng sự bối rồi nghẹn ngào:
“Em cũng không biết nữa”
Hình ảnh em lại xuất hiện thế nhưng lại xuất hiện với cái lắc đầu ngượng ngùng bất lực, cái lắc đầu nụng nịu nhưng đầy bối rối và hạnh phúc. Tuy thế lại vô cùng đặc biệt bởi cái lắc đầu được đặt chơi vơi giữa hai câu hỏi:
“khi nào ta yêu nhau”
Không biết chơi vơi giữa gió và tình yêu. Không biết gió có từ đâu và càng không không thể cắt nghĩa được hạnh phúc, không biết được khi nào ta yêu nhau? Vì sao ta yêu nhau. Đó cũng chính là những bí ẩn ngàn đời của tình yêu và chính những bí ẩn này đã làm nên những quyến rũ rất riêng của tình yêu. Cũng giống như ông hoàng Xuân Diệu từng nói: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”. Tình yêu là thế, dù rằng có không thể hiểu nhưng vân bất chấp thả mình, đắm say trong nó. Tình yêu khiến cho trực cảm luôn đi trước lí trí. Đây cũng chính là lúc con người sống thật nhất với cảm xúc của mình. Tình yêu vượt qua mọi lý trí, mọi logic mọi quy luật trần thế.
Trôi chảy theo mạch xúc cảm, bốn khổ thơ đầu đã vẽ nên nét đẹp rất Á Đông của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là khát khao được dâng hiến, đắm chìm trong tình yêu dạt dào, nồng nàn và vĩnh cửu. Bài thơ còn toát lên nét đẹp hiện đại, rất riêng tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thời kì đầu. Sau này dù cho nhiều đắng cay nhưng khát khao đó vẫn cháy bỏng trong trái tim nhiệt thành của nhà thơ.
Tình yêu vốn là một đề tài quen thuộc của văn chương, người ta tìm đến thơ cũng là một cách để bộc lộ tâm hồn mình, nỗi lòng mình, và đương nhiên, trong đó sẽ có những cảm xúc, suy nghĩ, nỗi niềm về tình yêu được tỏ bày. Xuân Quỳnh cũng như nhiều người phụ nữ khác, trái tim tha thiết yêu thương luôn rực cháy trong tim. Một tâm hồn vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm. Chưa bao giờ trong phong trào kháng chiến chống Mĩ, ta lại gặp một tâm hồn da diết yêu đương như Xuân Quỳnh, trong khung cảnh chiến đấu ác liệt, một chút tình yêu của bà như một cơn gió lạ, tươi tắt và thuần khiết, và đó cũng là hoàn cảnh thơ Sóng được ra đời. Đọc Sóng ta không chỉ đọc được tâm hồn đẹp đẽ của một cô gái, mà còn hiểu hơn về Xuân Quỳnh, hiểu hơn về tình yêu của bà, và có cái nhìn sâu sắc hơn về tình yêu.
Sóng rất hay, những gì Xuân Quỳnh viết ra đều chân thành và gần gũi, với những cô gái đã từng yêu, sẽ cảm nhận được phần nào sự đồng điệu trong trái tim mình. Còn những cô gái chưa từng yêu, sẽ cảm thấy tình yêu thật đẹp, và hiểu hơn về tình yêu.
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Sóng ngoài khơi là vậy, luôn mang trong mình hai đối cực, vừa dữ dội dịu êm, vừa ồn ào, lặng lẽ. Hai trạng thái này tưởng như đối lập, nhưng lại là một sự song hành tương hỗ không thể thiếu mang đặc trưng của sóng. Bắt nguồn từ cảm hứng này, Xuân Quỳnh đã liên tưởng thật chính xác với tâm trạng của người con gái khi yêu. Khi yêu ai cũng vậy, có những lúc tâm trạng lo lắng, bất an, có những lúc lại dịu dàng, nhẹ nhõm, đó dường như là một bản chất cố hữu của người phụ nữ. Nhưng, dù là người phụ nữ giỏi nhẫn nhịn, chịu đựng và bao dung như nào, cũng không thể nuôi dưỡng trái tim mình, tình yêu mình trong một mối quan hệ với đối phương quá nhỏ bé, không đủ bao dung, yêu thương cho tình cảm của mình.
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Sông là không gian nhỏ hẹp, bể là không gian rộng lớn. Sóng tìm từ sông ra bể, cũng như hành trình của người phụ nữ đi tìm tình yêu đích thực cho đời mình. Khát khao một tình yêu mãnh liệt, hoàn thiện và phù hợp hơn với mình.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Tình yêu là gì mà con người ta luôn hướng tới? Tuổi trẻ sẽ mờ nhạt và buồn tẻ và đau khổ như nào nếu con người ta không biết tới hương vị của tình yêu. Tình yêu không chỉ khiến ta sống đẹp, mà con khiến ta trở thành một người đặc biệt, khác biệt, giữa hàng vạn người. Từ Ôi mở đầu câu thơ, thể hiện một thái độ tràn đầy sự ngạc nhiên và xúc động, một trạng thái ngỡ ngàng trước sự trường tồn vĩnh cửu của tình yêu. Xuân Quỳnh, một cái tôi trực cảm, bà nghĩ rằng, tình yêu sẽ mãi là thứ sống sót trong lòng người, và “ngày sau” hay “ngày xưa” thì vẫn là như thế. Ý thơ mang màu sắc chủ quan, nhưng cũng thể hiện niềm tin, một màu sắc hiện đại tươi mới cho câu thơ. Tình yêu thật thiêng liêng, cao quý và là một nơi người ta khát khao được yêu thương che chở và có quyền được thương trọn vẹn một người. Cảm giác “bồi hồi” thể hiện sự monh ngóng, hi vọng luôn thường trực trong trái tim những người trẻ tuổi. Tuổi trẻ là gì nếu không yêu và được yêu? Xuân Diệu sống trọn đời vì lý tưởng này, và Xuân Quỳnh cũng vậy, luôn trẻ, vì luôn muốn yêu và được yêu.
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Hình ảnh “muôn trùng sóng bể” như biểu tượng cho cuộc đời rộng lớn bao la, ở nơi ấy, người con gái luôn mang nặng những ưu tư, suy tư, Xuân Quỳnh đảo “anh” lên trước “em” vì vậy trong suy nghĩ người con gái, người yêu luôn đặt lên vị trí hàng đầu. Con gái khi yêu ai chẳng mong muốn trả lời những câu hỏi, những suy tư của mình, muốn được người yêu giải đáp, một phần trái tim sẽ bớt chênh vênh, bớt suy tư hơn, một phần vì luôn lo lắng, trăn trở tình yêu sẽ vuột mất, nên trong lòng luôn nặng những câu hỏi cần được giải bày, “từ nơi nào sóng lên?”
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Một tâm trạng mong muốn được giải đáp về cội nguồn của tình yêu, vì tha thiết yêu nên càng tha thiết được trả lời những nỗi lòng mình. Nhưng dù có khát khao đến bao nhiêu, thì cũng chỉ nhận lại sự bất lực mà thôi. Tình yêu đến tình yêu đi ai biết? Chỉ biết người ta đến với nhau bằng chính những gì chân thành và thật nhất. Thái độ của em càng khiến bai thơ trở nên đáng yêu, hồn nhiên, thể hiện một sự trực cảm của người phụ nữ.
Bốn khổ thơ đầu khép lại, thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở của những con sóng cũng là người con gái khi yêu. Con gái khi yêu luôn có những trăn trở suy tư cần được giãi bày. Nhờ các biện pháp đảo ngữ, tương phản đối lập đã thể hiện rõ tư tưởng và suy tư khi yêu của em, cũng như của Xuân Quỳnh. Ta thêm đồng cảm hơn với em, và càng hiểu hơn rõ hơn về tình yêu trong chính bản thân mình.
—/—
Trên đây là các bài văn mẫu Phân tích 4 khổ thơ đầu bài Sóng do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!