/tmp/khzgp.jpg
Nội dung bài viết
Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
* Nước tiểu đầu: Tạo ra ở cầu thận
– Nồng độ các chất hoà tan loãng.
– Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc.
– Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng.
*Nước tiểu chính thức: Sau khi được hấp thụ tại các ống thận thì đổ ra đài bể thận
– Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc.
– Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc .
– Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng.
Cùng Top lời giải tìm hiểu về quá trình hình thành nước tiểu để giải đáp cho câu hỏi Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức nhé:
– Giai đoạn lọc ở cầu thận
– Giai đoạn tái hấp thu các chất dinh dưỡng từ ống thận vào máu
– Giai đoạn bài tiết các chất thải từ máu vào ống thận và đưa ra ngoài cơ thể
Quá trình lọc máu diễn ra tại cầu thận nhờ màng lọc cầu thận, sự chênh lệch áp suất giữa bên trong cầu thận và tạo lực đẩy các chất qua màng. Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc sẽ được giữ lại theo động mạch trở lại cơ thể. Các chất qua màng hình thành nước tiểu đầu được chuyển đến ống thận.
Cứ mỗi phút có khoảng hơn 1 lít máu qua thận, người trưởng thành sau 1 giờ có thể lọc 60 lít máu và có 7,5lít dịch lọc được tạo ra. Như vậy với lượng 5 lít máu trong con người sau 24 giờ có thể chảy qua thận 288 lần hay cứ 5 phút thì đi qua 1 lần. Vì thế thận cần cung cấp lượng oxy rất lớn, nhu cầu oxy của thận chiếm tới 9% tổng lượng oxy cung cấp cho cơ thể.
Quá trình lọc máu qua cầu thận phụ thuộc vào hai yếu tố là: lỗ lọc của màng và áp suất lọc.
+ Các lỗ lọc ở màng lọc cầu thận có kích thước rất nhỏ chỉ cho những vật rất bé đi qua còn những vật lớn hơn phải nhờ áp suất lọc.
+ Áp suất lọc là giá trị chênh lệch giữa huyết áp trong mao mạch (khoảng 75mmHg) và áp suất keo loại trong huyết tương (khoảng 30mmHg) cộng với áp suất thuỷ tĩnh trong xoang Bowman (khoảng 6mmHg)
Thành phần của nước tiểu đầu gần giống với huyết tương gồm các chất như: đường glucose, acid amin, Na+, K+, HCO3–, Cl–… còn protein ít hơn huyết tương từ 300 đến 400 lần vì những protein kích thước lớn không thể qua được màng lọc.
Giai đoạn tiếp theo trong quá trình tạo thành nước tiểu đó chính là tái hấp thu. Sau khi được lọc ở cầu thận, lượng nước tiểu đầu vẫn còn chứa khá nhiều chất dinh dưỡng nên chúng sẽ được tái hấp thu tại ống thận. Mỗi ngày trung bình có khoảng 170-180 lít nước tiểu đầu được hình thành nhưng chỉ có khoảng 1-2 lít nước tiểu được tạo ra thực sự sau khi tái hấp thu.
Dịch lọc cầu thận sau khi đi vào bao Bowman sẽ tiếp tục đi vào hệ thống ống thận bao gồm ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp và quai Henle. Tại đây sẽ diễn ra giai đoạn tái hấp thu và bài tiết các chất để chuyển dịch lọc thành phần nước tiểu.
Sau khi quá trình tái hấp thu tại ống thận diễn ra, dịch lọc chuyển thành nước tiểu tập hợp tại bể thận rồi qua niệu quản xuống dự trữ tại bàng quang. Khi bàng quang đầy thì nước tiểu sẽ được bài tiết ra bên ngoài thông qua niệu đạo.
Thành phần của nước tiểu chính thức là nước, các chất cặn bã (acid uric, creatinin, ure…), sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc, các ion điện giải (K+, H+,…)…