/tmp/wqfsg.jpg
Định nghĩa phạm trù triết học
“Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy”.
“Phạm trù” là gì?
– Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên gọi tên những khái niệm nhất định như “người”, “thú”, “vàng”, “chì”… Những khái niệm đó là hình thức của tư duy, phản ánh những mặt, những thuộc tính quan trọng nhất của một nhóm nhóm, một lớp những sự vật, hiện tượng nhất định.
Tùy thuộc vào số lượng sự vật, hiện tượng được khái niệm phản ánh, “gom vào” mà ta có khái niệm rộng, hẹp khác nhau. Khái niệm rộng nhất trong một lĩnh vực cụ thể chính là phạm trù trong lĩnh vực ấy.
“Khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực hiện thực nhất định được gọi là phạm trù”.
– Mỗi bộ môn khoa học (toán, lý, hóa, văn, sử, tâm lý học…) đều có phạm trù riêng của mình. Như các phạm trù năng lượng, khối lượng… trong vật ly; biến dị, di truyền… tring sinh học; hàng hóa, giá trị… trong kinh tế học.
Còn phạm trù triết học là phạm trù rộng nhất, lớn nhất, chung nhất…, hơn tất cả các ngành khoa học có thể kể tên như toán học, hóa học, văn học, sử học, kinh tế học…
Một số phạm trù triết học quen thuộc:
– Vật chất.
– Ý thức.
– Sự phát triển.
– Sáu cặp phạm trù cơ bản:
+ Cái riêng và cái chung.
+ Nguyên nhân và kết quả.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên.
+ Nội dung và hình thức.
+ Bản chất và hiện tượng.
+ Khả năng và hiện thực.
Phạm trù là một trong những phương tiện nhận thức thế giới dùng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội. Khái niệm phạm trù được xuất hiện trong quá trình hình thành triết học. Trong vô vàn những sự vật, hiện tượng, quá trình hỗn loạn của thế giới xung quanh. Con người cần tách riêng một tập hợp nào đó ra, tập trung sự chú ý, xác định những đặc điểm tiêu biểu của quy luật phát triển hiện vật, hiện tượng, xem xét quan hệ xung quanh thế giới quan. Như vậy phạm trù không đơn giản như là sự phân loại. Phân loại có được chỉ sau khi xác định được lý thuyết phạm trù.
Phạm trù của một nội dung nào đó bao gồm khái niệm tương đồng về nó. Khái niệm được xác định bởi định nghĩa chung nhất với những đặc điểm chung nhất. Nội dung xác định bởi toàn bộ những đặc điểm có thể có, quy luật phát triển của các đặc điểm, quan hệ đối với các điều khác trong ngoài thế giới. Định nghĩa nội dung của điều được xem xét tạo nên ranh giới nhất định của phạm trù tương ứng[1].
Phạm trù là thành phần kết cấu nên lý thuyết.
Một số khái niệm khác về phạm trù
– Đó là khái niệm chung nhất có giới hạn, có khả năng hàm chứa nhiều nhất.
– Trong phép biện chứng logic đó là khái niệm phản ánh giai đoạn tuần tự sự hình thành điều cụ thể nguyên vẹn nào đó.
– Trong thuyết siêu hình đó là cách gọi của các dạng tồn tại khác nhau.
– Một trong các lĩnh vực trừu tượng nhất của toán học hiện đại là lý thuyết phạm trù sử dụng thuật ngữ “phạm trù” như là thuật ngữ cơ sở xuất phát từ Immanuel Kant.
Các kiểu phạm trù trong triết học
– Các phạm trù của Aristotle[2]
– Các phạm trù của Immanuel Kant
– Các phạm trù của Georg Hegel
Ứng dụng trong nghiên cứu
Phạm trù là khái niệm hàm chứa chung nhất, khó xác định trong khuôn khổ một lý thuyết nói riêng hay ngành khoa học nào đó nói chung. Phạm trù được xem là thành phần kết cấu của sơ đồ phạm trù xác định quy trình tư duy. Mỗi phạm trù nhờ khả năng giải mã cũng là yếu tố lưu giữ trạng thái quy trình. Phạm trù được dùng trong việc hệ thống hóa kiến thức qua quá trình nhận thức, trong đó chúng đóng vai trò ấn định tên cho đề mục. Cùng với những định nghĩa trên phạm trù còn được công nhận trong sự hình thành siêu ngôn ngữ mà thành phần của nó là các định nghĩa “lớp kiến thức”. Phạm trù là đơn vị đặc biệt bảo đảm quá trình chuyển dịch kiến thức (knowledge transfer) trong nghiên cứu liên ngành. Phạm trù ghi giữ các lớp kiến thức, các giai đoạn và các yếu tố của quá trình nhận thức, vì thế nó thuộc về hệ thống quản lý kiến thức. Phạm trù cho phép liên hệ bất cứ kiến thức nào với triết học và ngược lại, liên hệ triết học đến bất kỳ lĩnh vực kiến thức nào. Tuy có sự chú ý đáng kể đối với phạm trù nhưng ứng dụng chúng vào quá trình nhận biết thế giới vẫn diễn ra ở mức cảm tính.
Phạm trù là khái niệm phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ cơ bản và chung nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Phạm trù triết học là khái niệm rộng nhất, chung nhất phản ánh các mặt, các mối liên hệ với bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội và trong tư duy.
Phạm trù triết học có những tính chất sau:
– Tính biện chứng: Được thể hiện ở nội dung mà phạm trù phản ánh luôn phát triển, vận động nên phạm trù cũng vận động, thay đổi liên tục, không đứng im. Phạm trù có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Tính biện chứng của hiện tượng hay sự vật mà phạm trù phản ánh quy định biện chứng của phạm trù. Điều này cho thấy chúng ta cần sử dụng, vận dụng phạm trù hết sức linh hoạt, mềm dẻo, biện chứng và uyển chuyển.
– Tính khách quan: Mặc dù phạm trù chính là kết quả của sự tư duy, tuy nhiên nội dung mà các phạm phù phản ánh lại là khách quan do thiện thực khách quan mà phạm trù phản ánh quy dinh. Có thể giải thích rộng hơn là phạm trù khách quan về cơ sở, về nguồn gốc, về nội dung, còn hình thức thể hiện là phản ánh chủ quan của phạm trù.
6 cặp phạm trù triết học phổ biến
– Cặp phạm trù cái chung và cái riêng
Cái chung là phạm trù triết học chỉ ra những thuộc tính, những mặt giống nhau và được lặp lại trong cái riêng khác.
Phạm trù cái riêng chỉ ra một hiện tượng, một sự vật, một hệ thống hay một quá trình mà sự vật tạo thành chỉnh thể độc lập với các cái riêng khác.
Phạm trù cái chung cái riêng
Cái chung chỉ tồn tại ở trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình.
Ví dụ: Mỗi người là một thể thực riêng biệt, bên trong mỗi người đều có điểm chung như có đầu óc để quan sát và điều khiển hành vi của mình. Có trái tim để cảm nhận thế giới xung quanh.
– Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là phạm trù được dùng để chỉ tác động qua lại giữa các bộ phận, các mặt và các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây nên những biến đổi nhất định.
Kết quả là phạm trù chỉ ra những biến đổi đã xuất hiện do phạm trù nguyên nhân tạo ra.
Nguyên nhân sẽ sinh ra kết quả nên nguyên nhân có trước, kết quả có sau và nguyên nhân như thế nào thì sẽ sinh ra kết quả tương tự như thế đó.
Ví dụ: Gieo gió ắt sẽ gặp bảo, làm việc phi pháp sự ác đến ngay, ở hậu gặp hậu ở bạc gặp bạc.
– Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
Phạm trù tất nhiên sẽ vạch ra đường đi cho mình qua rất nhiều cái ngẫu nhiên, tất nhiên sẽ quy định cái ngẫu nhiên đồng thời ngẫu nhiên sẽ bổ sung cho tất nhiên. Do đó trong thực thế mọi việc đều phải căn cứ vào tất nhiên chứ không căn cứ vào phạm trù ngẫu nhiên, nhưng cũng không được bỏ quá ngẫu nhiên, không được tách rời tất nhiên ra khỏi ngẫu nhiên.
Ví dụ: Để đạt được kết quá nhất trong việc học tập thì cần siêng năng, chăm chỉ là điều tất nhiên, tuy nhiên tới ngày thi thì mắc vấn đề sức khỏe nên làm bài thi kết quả thấp là điều ngẫu nhiên.
Để đạt được kết quả tốt trong học tập thì chăm chỉ, siêng năng học tập là điều tất nhiên, nhưng nhưng đến ngày thi thì bị vấn đề về sức khỏe làm kết quả thi thấp là điều ngẫu nhiên.
– Cặp phạm trù nội dung và hình thức
Cặp phạm trù này luôn có mối liên hệ thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Không có một hình thức nào không có nội dung, cũng như không một nội dung nào lại không chứa hình thức. Phạm trù nội dung quyết định hình thức, đồng thời hình thức tác động ngược lại với nội dung. Hình thức phù hợp thúc đẩy nội dung phát triển tốt hơn và ngược lại.
Ví dụ: Nội dung trong một cuốn sách như thế nào sẽ quyết định phải làm bìa như thế đó, nếu nội dung buồn mà lại có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu vui nhộn thì sẽ rất phản cảm, người đọc sẽ không bao giờ quyết định đọc cuốn sách đó.
– Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
Bản chất là phạm trù chỉ ra tổng hợp các mặt cũng như các mối liên hệ tương đối ổn định trong sự vật, bản chất quy định sự phát triển và vận động của sự vật đó.
Phạm trù bản chất và hiện tượng
Hiện tượng là phạm trù chỉ ra biểu hiện bên ngoài của bản chất.
Hiện tượng là biểu hiện của một bản chất và bản chất bao giờ cũng thể hiện ra thành những hiện tượng nhất định. Bản chất quyết định tới hiện tượng, bản chất thế nào thì hiện tượng sẽ thế đó.
Ví dụ: Nước có bản chất là lỏng thì sẽ thể hiện ra bằng hiện tượng.
– Cặp phạm trù khả năng và hiện thực
Phạm trù khả năng và hiện thực luôn tồn tại thống nhất, luôn chuyên hóa và không tách rời nhau. Khả năng khi ở trong điều kiện nhất định sẽ biến thành hiện thực. Do đó, trong việc nhận thức về thực tiễn cần dựa vào hiện thực. Để khả năng biến thành hiện thực, con người cần phát huy tối đa tính chủ động của mình trong nhận thức và thực tiễn.
Ví dụ: Trước mắt là bút, giấy và thước kẻ là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra được một hộp đựng quà.
Chắc hẳn qua thông tin về 6 cặp phạm trù triết học trên bạn đọc đã có thể nắm rõ được quan điểm triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa các cặp phạm trù, ý nghĩa phương pháp luận được rút ra khi nghiên cứu các phạm trù này