/tmp/vdfxe.jpg
Câu hỏi: Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,2m, chiều rộng 0,5m, chiều cao 0,8m bể không có nắp . Hỏi người ta phải dùng bao nhiêu mét vuông kính để làm chiếc bể đó phần nép dán không đáng kể .
Lời giải
Diện tích xung quanh bể cá là : (1,2 + 0,5) x 2 x 0.8 = 3 (m2)
Diện tích đáy bể kính nuôi cá là : 1,2 x 0,5 = 1 (m2)
Diện tích mặt kính làm bể là : 3 + 1 = 4 (m2)
Vậy cần phải dùng 4 m2 kính để làm bể.
Dạng toán tính diện tích các hình là bài toán chiếm dung lượng khá lớn trong chương trình toán lớp 5. Dạng toán này thường xuất hiện trong các đề kiểm tra, đề thi. Việc giải bài toán tính diện tích các hình là không khó, các em chỉ cần nhớ quy tắc, công thức thì sẽ không ngại toán dạng này . Toploigiai sẽ cùng các em củng cố dạng toán này qua bài dưới đây nhé.
1. Hình chữ nhật
+ Công thức tính diện tích hình chữ nhật bằng tích chiều dài nhân chiều rộng.
Ở đây ta có diện tích hình chữ nhật có chiều rộng là a và chiều dài là b thì công thức là:
S = a.b
(Trong đó S là kí hiệu diện tích của hình chữ nhật)
Ví dụ : Tính diện tích hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB là 15cm và chiều rộng BD là 8cm?
Lời giải:
Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:
SABCD =15 x 8 =120 cm2
Chu vi của hình chữ nhật ABCD là:
CABCD = 2 x (15 + 8) = 46 cm
2. Hình tam giác
– Hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh. Đỉnh là điểm 2 cạnh tiếp giáp nhau. Cả 3 cạnh đều có thể lấy làm đáy.
– Chiều cao của hình tam giác là đoạn thẳng hạ từ đỉnh xuống đắy và vuông góc với đắy. Như vậy mỗi tam giác có 3 chiều cao.
– Công thức tính diện tích tam giác:
S = (a x h) : 2
Trong đó: h là chiều cao, a là độ dài đáy
Ví dụ 1: Một hình tam giác có đáy 15 cm và chiều cao 2,4cm. Tính diện tích hình tam giác đó?
Giải: Diện tích hình tam giác là:
15 x 2,4 : 2 = 18 (cm2)
Đáp số: 18cm2
3. Hình thang
– Một tứ giác có hai cạnh đáy lớn, đáy bé song song với nhau gọi là hình thang (Hình vuông, hình chữ nhật cũng coi là dạng hình thang đặc biệt).
– Đoạn thẳng giữa hai đáy của hình thang và vuông góc với hai đáy là đường cao của hình thang. Mọi chiều cao của hình thang đều bằng nhau.
– Công thức tính diện tích hình thang:
S = (a + b) x h : 2
Trong đó: a, b là độ dài các cạnh đáy; h là chiều cao
Ví dụ 2: Tính diện tích hình thang có: Đáy lớn 8m; đáy bé 75dm; chiều cao 32dm.
Giải: Đổi 8m = 80dm
Diện tích hình thang là:
(80 + 75) x 32 : 2 = 2480 (dm2)
Đáp số: 2480 dm2
4. Hình tròn
– Trong hình học phẳng, một hình tròn là một vùng trên mặt phẳng nằm “bên trong” đường tròn. Tâm, bán kính và chu vi của hình tròn chính là tâm và bán kính của đường tròn bao quanh nó.
– Công thức Tính diện tích hình tròn:
S = r2 x 3,14 hoặc S = d24×3,14
Trong đó: r là bán kính hình tròn, d là đường kính của hình tròn
– Công thức chu vi hình tròn:
C = r x 2 x 3,14 hay c = d x 3,14
Ví dụ 3: Một miếng bìa hình tròn có chu vi 37,68 cm. Tính diện tích miếng bìa đó :
Giải : Bán kính miếng bìa là :
37,68 : 3,14 : 2 = 6 (cm)
Diện tích miếng bìa là :
62 x 3,14 = 113,04 (cm2)
Đáp số: 113,04 cm2