/tmp/tzbqu.jpg
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là sự kết hợp hoàn hảo giữa nguyên tác thơ và bản dịch để có thể để đời một kiệt tác xuất sắc như vậy. Hãy cùng tham khảo cách mở bài của văn bản này nhé.
Chiến tranh phi nghĩa đã gây ra sự đau thương, mất mát cho biết bao gia đình, khiến biết bao nhiêu người vợ chờ chồng mà hóa đá Vọng Phu. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã khắc họa chân thực đến nhói lòng hình ảnh người chinh phụ giữa thời loạn một cách đầy chua xót, ngậm ngùi và cũng qua đó gợi sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc.
Thơ hay là hay ở cảm xúc, để từ đó nó không chỉ khiến người ta đắm chìm vào cách gieo vần hay tứ thơ, mà còn khiến trái tim người đọc phải rung lên những xúc cảm để đồng điệu cùng nỗi lòng nhân vật. Đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” dưới bản dịch xuất sắc của Đoàn Thị Điểm đã làm được điều ấy. Đoạn thơ khắc họa hình ảnh người chinh phụ đơn độc, vò võ canh trường ngóng chờ tin tức người chinh phụ trên chiến trận.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm đã cho ra đời một kiệt tác lưu danh ngàn đời “Chinh Phụ Ngâm”. Trong đó, đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, tuy chỉ là một trích đoạn nhưng đã phần nào thâu tóm được linh hồn của cả khúc ngâm, khiến người đọc không khỏi xúc động nghẹn ngào khi chứng kiến tình cảnh cô đơn, cô độc của người chinh phụ khi ngóng trông tin tức người chinh phu.